Luật Gia Long
Luật Minh Mạng
Luật Hồi tỵ
Luật Hồi tỵ (nghĩa gốc là tránh đi hoặc né tránh) quy định, những người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học, những người cùng quê… thì không được làm quan cùng một chỗ. Nếu ai gặp những trường hợp nói trên thì phải tâu báo lên triều đình và các cơ quan chức năng để bố trí chuyển đi chỗ khác. Luật Hồi tỵ cũng được áp dụng nghiêm ngặt trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Nguyên tắc nói trên nhằm ngăn chặn người có quyền lợi dụng chức vụ để nâng đỡ, bao che hoặc câu kết với người thân (quan hệ gia đình, dòng họ, thầy trò, địa phương) thực hiện các hành vi tiêu cực trong việc quản lý các cơ quan công quyền. Luật Hồi tỵ được ban hành đầu tiên dưới thời vua Lê Thánh Tông về việc bổ dụng đội ngũ quan lại phong kiến thời đó trong cuộc cải cách nền hành chính quốc gia. Đến thời Minh Mạng, Luật Hồi tỵ còn triệt để hơn, được mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới. Năm 1836, Luật Hồi tỵ được bổ sung thêm: “Thông lại không được làm việc ở nguyên quán mà phải làm việc ở huyện khác”. Đến thời Thiệu Trị (1841-1847), luật này lại được điều chỉnh một lần nữa với quy định bổ sung: “Trong nha môn có nhiều người là bố vợ, anh em ruột, em của vợ đều phải hồi tỵ”.
Luật Hình thư
Tự Đức
Tháng 12/1854, thương nhân Trung Quốc là Chu Trung Lập gửi đơn lên triều đình tố giác quan lại địa phương ăn của đút lót thương thuyền ngoại quốc. Vua Tự Đức phái quan Quản viện đô sát điều tra. Chiếu theo Hoàng Việt luật lệ, vua Tự Đức xử phạt 62 người, trong đó 17 viên quan tội chết, 25 người bị lưu đày, 12 người bị làm lao dịch, 8 người bị phạt đánh gậy và cách chức. Nhiều quan lớn liên quan bị trừng phạt nặng nề.
Minh Mạng
Thành Thái
Gia Long
101
102
103
Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Thì, tự là Hồng Nhậm, sinh ngày 25/8 năm Kỷ Sửu (1829). Ông là con vua Thiệu Trị và Hoàng quý phi Phạm Thị Hằng (sau là Từ Dụ Thái hậu), lên ngôi năm 19 tuổi, sau khi vua Thiệu Trị lâm bệnh qua đời. Tự Đức là vua trị vì lâu nhất của nhà Nguyễn, với 36 năm, từ 1847 đến 1883. Dù có 103 bà vợ, ông không có người con ruột nào vì lúc nhỏ mắc bệnh đậu mùa, lại đau ốm liên miên nên sức khỏe không tốt. Ông nhận ba người cháu ruột làm con nuôi là Ưng Chân, Ưng Đường và Ưng Đăng. Ưng Chân là con trai của Thoại Thái Vương Hồng Y, được giao cho Hoàng Quý phi Vũ Thị Duyên Hải, vợ chính của vua Tự Đức nuôi dạy. Sau này, khi Tự Đức qua đời, Ưng Chân được lên làm vua, được gọi là vua Dục Đức. Ưng Đường (có sách ghi là Ưng Kỷ hay Ưng Biện) là con của Kiên Thái Vương Hồng Cai, được giao cho bà Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm nuôi. Ưng Đăng cũng là con của Kiên Thái Vương, được giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương trông nom, dạy bảo.
104
Phan Thanh Giản
Lý Hữu Diệm
Tháng 5/1823, viên quan Phủ Nội vụ - Lý Hữu Diệm lấy trộm hơn một lạng vàng bị phát giác. Bộ Hình đưa ra xét xử vụ án tội chém đầu. Thay bằng tuyên án chém đầu Bộ Hình giảm xuống thành tội đi đày. Vụ án tâu lên, vua Minh Mạng không chấp nhận giảm án và dứt khoát hạ lệnh cho Bộ Hình đưa can phạm ra chợ Đông Ba chém đầu cho mọi người trông thấy.
Nguyễn Đăng Giai
Lê Duy Cự
Trương Xuân Quế
Vũ Tự
Nạp Hoà
Đỗ Tử Bình
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", năm 1376, vua nước Chiêm Thành - Chế Bồng Nga mang quân sang quấy rối biên giới Đại Việt. Vua Trần Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đem quân đi đánh. Chế Bồng Nga dâng 10 mâm vàng cầu hòa. Thay vì tâu lên vua, Tử Bình mang giấu đi làm của riêng mình, rồi nói dối vua Chế Bồng Nga kiêu ngạo, khinh nhờn, vô lễ, khuyên vua nên đem quân đi đánh. Nghe lời, vua Trần Duệ Tông quyết tâm thân chinh. Tuy nhiên, khi vua Duệ Tông mang quân đánh Chiêm Thành bị giặc vây hãm, Đỗ Tử Bình chỉ huy hậu quân không đến cứu giúp khiến vua cùng nhiều tướng khác chết. Sau này, Trần Nghệ Tông truy tặng ông làm Thiếu bảo và cho ông được tòng tự ở Văn Miếu, thờ chung với Chu Văn An và Trương Hán Siêu. Mãi đến đời sau các thân sĩ không đồng tình với quyết định của Nghệ Tông nên tước bỏ Đỗ Tử Bình ra khỏi Văn Miếu. Sách viết: "Tử Bình dù chém cũng chưa hết tội, mà lại chen vào nơi cung đình lễ nhạc, thì còn sai lầm gì hơn".
Chặt đầu
Treo cổ
Sách Đại Nam thực lục viết: "Trước kia khi quân Xiêm (Thái Lan) tiến sát tỉnh Hà Tiên, Tuần phủ Hà Tiên Trịnh Đường lấy trộm 1.000 quan tiền công của kho đem xuống thuyền chạy trốn, có nguyên án sát Đặng Văn Nguyên trông thấy. Sau khi tỉnh Hà Tiên thu phục, Trịnh Đường lại tâu tiền ở kho bị giặc lấy mất. Đến khi Tham tán Hồ Văn Khuê phát giác, chỉ đích danh tham tặc và tâu lên, vua Minh Mạng biết chuyện, rất tức giận bèn tuyên dụ: “Trịnh Đường trước đây có lỗi đã được gạt bỏ vết xấu mà lại dung. Để Hà Tiên thất thủ, tội đã khó tha thứ, lại còn dám nhân lúc ấy, lấy cắp tiền công đến 1.000 quan vội bỏ thành trì đất đai mà chạy! Bản tâm của y chính là nhằm lợi dụng lúc có giặc cướp để làm việc gian tham đó, thực đáng ghét. Nay lập tức cách chức, cho xích lại, giao Viện tiếp biện là Trần Chấn xét rõ, tâu lê. Sau khi thành án, Trịnh Đường bị xử tội giảo quyết - bắt treo cổ chết.
Lưu đày
Chu di tam tộc