Lý Thái Tổ
Lý Nhân Tông
Lý Nhân Tông (1066 – 1127) là vị vua thứ tư của triều Lý, tên thật là Lý Càn Đức, là con trai duy nhất của vua Lý Thánh Tông và Ỷ Lan phu nhân. Lý Nhân Tông lên ngôi năm 1072, khi mới 6 tuổi, sau khi vua cha Lý Thánh Tông mất. Trong thời gian trị vì, Lý Nhân Tông tỏ ra là vị vua chú trọng văn hóa, giáo dục, biệt đãi nhân tài, trọng vọng các bậc thiền sư thạc đức. Dưới triều đại của ông, lần đầu tiên nước Việt tổ chức khoa thi Tam trường và lập Quốc tử giám. Lý Nhân Tông cũng là người quan tâm đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và cải cách quan chế. Ông ra quy định cấm giết trâu bò bừa bãi và cho đắp đê chống lũ lụt, nổi tiếng nhất là đê Cơ Xá, khởi đầu cho việc đắp đê ngăn lũ ở Việt Nam, nhằm giữ cho kinh thành khỏi ngập lụt. Năm 1086, ông định lại quan chế, chia văn võ bá quan làm 9 phẩm. Vua Lý Nhân Tông trị vì được 55 năm (1072 – 1127). Với con số này, Lý Nhân Tông là vị vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Trong thời gian ông cầm quyền, Đại Việt trở thành quốc gia hùng mạnh trong khu vực.
Trần Nhân Tông
Trần Anh Tông
0
Tuy ở ngôi lâu năm nhưng Lý Nhân Tông không có con trai để nối dõi. Ông nhận nuôi một người cháu là Lý Dương Hoán rồi lập làm thái tử. Đó là Lý Thần Tông, làm vua trong vòng 11 năm sau khi Nhân Tông mất. Vua chỉ có 1 người con gái ruột là Diên Bình công chúa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Năm 1117 vua viết chiếu ban ra trong hoàng tộc, nói rằng: Trẫm cai trị muôn dân mà lâu không có con nối, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Vậy nên trẫm nuôi con trai của các công hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng, chọn người nào giỏi thì lập làm Thái tử. Bấy giờ con Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán mới lên 2 tuổi mà thông minh lanh lợi, Nhân Tông rất yêu và bèn lập làm Hoàng thái tử".
5
10
15
Tam khoa
Tam trường
Mùa xuân năm 1075, vua Lý Nhân Tông mở khoa thi Tam trường (sử sách còn gọi là Minh kinh bác học) để chọn người có tài văn học ra giúp nước. Đây là khoa thi đầu tiên của nền khoa cử Việt Nam. Triều đình chấm đỗ 10 người, thủ khoa là Lê Văn Thịnh được vào cung dạy học cho vua.
Tam bảng
Tam cử
Lý Nhân Tông
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên ở Việt Nam, ở bên cạnh Văn miếu. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc tử). Sách Việt sử thông giám cương mục chép: "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4... lập nhà Quốc tử giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó".
Lý Thần Tông
Lý Huệ Tông
Lý Thái Tổ
Lý Anh Tông và Lý Nhân Tông
Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông
Lý Anh Tông và Lý Cao Tông
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1138, vua Lý Thần Tông mất, Hoàng tử Thái Tộ lên ngôi ở trước linh cữu, khi đó mới 3 tuổi, hiệu là Lý Anh Tông. Sau 37 năm trị vì, vua Lý Anh Tông mất. Thái tử Lý Long Cán (Long Trát), con thứ 6 của vua Anh Tông và Thụy Châu Thái hậu được đưa lên kế vị, khi đó vua mới 3 tuổi, hiệu là Lý Cao Tông.
Lý Cao Tông và Lý Chiêu Hoàng
7
8
9
Vương triều nhà Lý trải qua 9 đời vua: Lý Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông, Anh Tông, Cao Tông, Huệ Tông, Chiêu Hoàng.
10
Lý Thái Tổ
Lý Anh Tông
Lý Chiêu Hoàng
Đền Đô còn được gọi là Đền Lý Bát Đế, nằm trên địa phận làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Đền được xây dựng vào thế kỷ XI, thờ 8 vị Vua nhà Lý gồm: Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ), Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Đền không thờ vua Lý Chiêu Hoàng - đền bà được thờ riêng ở đền Rồng, cách đó chừng hơn 1km, dù mộ bà được táng cùng khu lăng mộ các vua nhà Lý ở Đình Bảng. Đến nay, các nhà sử học vãn tranh cãi lý do bà không được thờ chung cùng 8 vị vua khác nhà Lý. Nhiều lý thuyết cho rằng, Lý Chiêu Hoàng đã lấy chồng - Trần Cảnh, tư tưởng "nữ sinh ngoại tộc" nên không thể thờ chung.
Lý Nhân Tông
214
215
216
Nhà Lý kéo dài từ năm 1009 đến năm 1225. Năm 1224, vua Lý Huệ Tông không có con trai mà bệnh tình đã nặng nên trao ngôi cho công chúa thứ hai Chiêu Thánh (vì công chúa đầu đã lấy chồng). Lúc này, tuy ngôi vua nằm trong tay công chúa nhà Lý, nhưng quyền hành đã nằm hết trong tay họ Trần, đặc biệt là Trần Thủ Độ. Hàng loạt con cháu họ Trần được giữ những vị trí quan trọng trong triều, trong đó có Trần Cảnh. Lý Chiêu Hoàng đem lòng yêu mến Trần Cảnh nên Trần Thủ Độ đã tuyên bố họ kết hôn rồi bố trí để Lý Chiêu Hoàng triệu tập các quan, tuyên bố nhường ngôi cho Trần Cảnh vào năm 1225.
217