Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vị vua tại vị ngắn nhất lịch sử triều Nguyễn, bị bỏ đói đến chết, đó là ai?

(VTC News) -

Vị vua thứ 5 trong triều đại phong kiến nhà Nguyễn có thời gian tại vị ngắn nhất lịch sử, từng bị phế truất và bỏ đói đến chết trong ngục tù.

1. Vị vua thứ 5 triều đại nhà Nguyễn là ai?

  • A

    Nguyễn Phúc Ưng Chân

    Theo sách Việt Nam sử lược: "Nguyễn Phúc Ưng Chân (1852 - 1883), tên húy khác là Nguyễn Phúc Ưng Ái. Ông là con thứ 2 của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga. Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, Dục Đức là vua thứ 5 của triều Nguyễn. Ông là người kế vị ngai vàng sau khi vua Tự Đức băng hà năm 1883".

  • B

    Nguyễn Phúc Bửu Đa

  • C

    Nguyễn Phúc Hồng Ái

  • D

    Nguyễn Phúc Bửu Tường

2. Vua Dục Đức tại vị trong thời gian bao nhiêu ngày?

  • A

    3

    Vua Dục Đức lên ngôi vua ngày 19/7/1883. Lên ngôi được 3 ngày, ông bị phế bỏ, bắt giam vào ngục tối, bỏ đói đến chết. Trong số 13 vị vua của nhà Nguyễn, vua Dục Đức là người có thời gian tại vị ngắn nhất (chỉ có 3 ngày).

  • B

    30

  • C

    300

  • D

    3.000

3. Lý do vua Dục Đức bị phế truất, giam cầm đến chết là gì?

  • A

    Bị huynh đệ ép soán ngôi 

  • B

    Phạm trọng tội sát hại đại thần

  • C

    Giả khẩu dụ của Thái hậu

  • D

    Sửa chiếu của tiên đế

    Sách Đại Nam thực lục chép lại: "Vốn là người bị dị tật ở mắt, lại mắc phải một số tật xấu trước đó nên lúc làm lễ lên ngôi, vua Dục Đức sai viên quan Trần Tiễn Thành bỏ qua một số đoạn viết không tốt về mình. Khi đọc di chiếu nhường ngôi của tiên đế, Trần Tiễn Thành cố tình lướt qua, nhưng bị hai đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phát hiện. Sau lễ sắc phong, Trần Tiễn Thành bị hỏi tội làm sai lệch di chiếu và 2 đại thần cũng bẩm việc này lên Thái hậu Từ Dụ, vạch ra 4 tội của nhà vua, trong đó có tội cố tình sửa di chiếu của vua Tự Đức. Trước sức ép của 2 vị đại thần quyền lực khuynh đảo triều đình, bà Từ Dũ không thể làm gì ngoài việc buộc phải đồng ý phế ngôi của Dục Đức. Chỉ sau 3 ngày làm vua, chưa kịp đặt niên hiệu, Dục Đức đã trở thành kẻ trọng tội. Vua bị quản thúc tại Dục Đức Đường, hôm sau bị tuyên án, giam ở Thái y viện. Tại đây ông bị bỏ đói và không cho uống nước".

4. Vua Dục Đức có bao nhiêu hoàng tử, công chúa?

  • A

    0

  • B

    10

  • C

    13

  • D

    19

    Vua Dục Đức lên ngôi lúc 31 tuổi. Trước khi trở thành vua của triều đại phong kiến nhà Nguyễn, Dục Đức có tổng 19 người con (11 hoàng tử và 8 công chúa). Ngoại trừ hoàng tử Thành Thái và Bửu Tán, những người con còn lại của vua Dục Đức đều không rõ mẹ.

5. Sau vua Dục Đức, vị vua thứ 6 của triều Nguyễn là ai?

  • A

    Phúc Kiến

  • B

    Tự Đức

  • C

    Hiệp Hoà

    Sau khi Dục Đức bị phế truất và qua đời, đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường xin Thái hậu Từ Dụ lập Nguyễn Phúc Hồng Dật lên ngôi vua. Ngày 30/7/1883, Hồng Dật lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa.

  • D

    Thiệu Trị

6. Vị vua chúa nhà Nguyễn có thời gian trị vì lâu nhất?

  • A

    Gia Long

  • B

    Nguyễn Hoàng

    Theo cuốn Lịch sử vương quốc Đàng ngoài, Nguyễn Hoàng hay gọi là Chúa Tiên (1525-1613) là vị chúa Nguyễn đầu tiên, người đặt nền móng cho vương triều Nguyễn, dù chưa xưng là vua. Nguyễn Hoàng bắt đầu cai trị năm 1558 và băng hà năm 1613, trị vì 55 năm. Ông có 10 con trai và 2 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế.

  • C

    Bảo Đại

  • D

    Nguyễn Phúc

7. Vị vua nhỏ tuổi nhất vương triều Nguyễn lên ngôi khi 7 tuổi là ai?

  • A

    Thiệu Trị

  • B

    Duy Tân

    Vua Duy Tân sinh ngày 19/9/1900, con trai thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Ðịnh. Vua Thành Thái rất đông con, đáng lẽ phải chọn người con trưởng kế vị, nhưng thực dân Pháp sợ vua trưởng thành khó sai khiến nên tìm người càng nhỏ tuổi càng hay. Hôm Khâm sứ Lévecque cầm danh sách các hoàng tử con Vua Thành Thái vào hoàng cung chọn vua, trong lúc điểm danh thì thiếu mất Vĩnh San. Triều đình hốt hoảng chạy đi kiếm thì thấy Vĩnh San đang chui dưới gầm giường bắt dế. Vĩnh San bị lôi ra, mặt mày lem luốt, quần áo ướt nhẹp vì mồ hôi. Không kịp đưa về nhà tắm rửa, bọn thị vệ đưa ngay Vĩnh San ra trình diện quan Pháp. Mới trông thấy Vĩnh San, các quan Pháp vừa ý ngay vì theo họ đứa bé mặt mày dơ tèm lem có vẻ nhút nhác và đần độn, dễ sai khiến sau này. Pháp chọn Vĩnh San làm vua khi mới 7 tuổi đầu. 

  • C

    Đồng Khánh

  • D

    Hàm Nghi

Hà Cường

Tin mới