Hồ Nguyên Trừng
Để chuẩn bị kháng chiến chống quân Minh, nhà Hồ đã cho đúc khá nhiều súng thần công. Theo Lê Quý Đôn chép trong Vân Đài Loại Ngữ, súng thần công thời Hồ có 3 loại: súng lớn đặt trên lưng voi; súng nhỡ hai người khiêng, súng nhỏ vác vai. Năm 1407 khi cuộc kháng chiến chống xâm lược giai đoạn cuối, nhà Hồ vẫn "đúc hỏa khí, đóng chiến thuyền để chống giặc".
Người đúc súng thần công nổi tiếng nhất là Hồ Nguyên Trừng - con cả của Hồ Quý Ly, Tả tướng quốc quân đội nhà Hồ. Cuộc kháng chiến thất bại, Hồ Nguyên Trừng bị bắt đưa về Trung Quốc, được nhà Minh sử dụng để chế tạo súng thần công cho quân đội và sau này được người Minh coi là ông tổ súng thần công.
Trần Khát Chân
Lê Văn Thiêm
Nguyễn Sơn Hà
Con cả
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) được mệnh danh là "Hỏa khí chi thần", là người chế ra súng "thần cơ", loại súng có uy lực mạnh nhất thời bấy giờ.
Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất Trần Thiếu Đế, lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là nước là Đại Ngu. Lẽ ra, con trưởng, Hồ Nguyên Trừng được lập ngôi Thái tử, nhưng sau khi thử lòng các con, biết Hồ Nguyên Trừng chỉ muốn làm quan, Hồ Quý Ly lập con thứ là Hồ Hán Thương làm Thái tử.
Con thứ hai
Con thứ ba
Con út
Chém đầu
Cho đi đày
Đi khổ sai
Trông coi chế tạo vũ khí
Theo sách Nam Ông mộng lục (chép lại những giấc mộng của Nam Ông), tác phẩm do Hồ Nguyên Trừng soạn trong thời gian bị bắt sang nước Minh chép, ông bị bắt vào năm 1407, đưa về Bắc Kinh cùng cha là Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương và cháu là Nhuế (con Hồ Hán Thương). Vì biết chế tạo súng "thần cơ", thứ vũ khí có sức sát thương lớn, vượt hẳn các loại súng đương thời, Hồ Nguyên Trừng được nhà Minh tha không giết và sai trông coi việc chế tạo vũ khí.
Trừng Minh
Minh Trừng
Lê Trừng
Hồ Nguyên Trừng được triều đại nhà Minh gọi là "Lê Trừng”. Ông được vua Minh trọng dụng và tôn là "thần của hỏa khí”, được cúng khi họ tế hỏa khí.
Theo đánh giá của nhiều nhà sử học, Hồ Nguyên Trừng là hiện tượng lịch sử, phát minh vũ khí của người Việt Nam, ngay từ đầu thế kỷ 15, không thể bỏ qua.
Hồ Trừng
Anh
Việt Nam
Trung Quốc
Thuốc súng được phát minh ở Trung Quốc thế kỷ 9 và lan rộng ra hầu hết các vùng của đại lục Á - Âu vào cuối thế kỷ 13. Ban đầu được phát triển bởi các đạo sĩ cho mục đích y học.
Thuốc súng, còn được gọi là thuốc nổ đen hoặc loại thuốc phóng không khói để phân biệt với bột không khói hiện đại - đây là chất nổ hóa học được biết đến sớm nhất. Thuốc súng bao gồm hỗn hợp lưu huỳnh, than củi và kali nitrat (saltpeter, KNO3).
Lưu huỳnh và than hoạt động như nhiên liệu trong khi kali nitrat là chất oxy hóa. Do tính chất gây cháy nổ và lượng nhiệt và khí mà nó tạo ra, thuốc súng được sử dụng rộng rãi làm chất đẩy trong súng, pháo, tên lửa, và pháo hoa, và như loại bột nổ trong khai thác, khai thác và xây dựng đường bộ.
Mỹ