Vua Bảo Đại
Trịnh Văn Bô
Châu Văn Tú
Châu Văn Tú, tên Pháp là Pierre Tú, hay còn gọi là thầy Năm Tú. Ông quê Mỹ Tho, nay là Tiền Giang, là người đầu tiên lập gánh hát cải lương mang tên "Ban hát Thầy Năm Tú - Mỹ Tho" một thời nổi tiếng khắp Nam Kỳ.
Vốn sinh ra trong gia đình giàu có, chàng công tử Châu Văn Tú được cho sang Pháp du học. Ông có quốc tịch Pháp mang tên Pierre Tú và rất sính đồ ngoại. Người ta biết đến chàng công tử này nhờ vào khả năng nói tiếng Pháp hay như hát. Đến khi quay về nước, ông sắm chiếc ô tô đi rong chơi. Ông được coi là người Việt Nam đầu tiên mua xe hơi vào năm 1907.
Nguyễn Sơn Hà
Hà Nội
Ô tô xuất hiện lần đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1901, chủ nhân của chiếc xe chạy bằng động cơ hơi nước này là linh mục người Pháp tên Puginier. Năm 1906, Công ty xăng dầu Asiatic Petrolium mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở Phúc Tân (gần cầu Long Biên), sự kiện này mở ra cơ hội cho xe ô tô nhập vào Hà Nội.
Đến năm 1907, ô tô mới được nhập vào Sài Gòn. Chủ nhân của chiếc xe đầu tiên là người Pháp, cho đến nay cũng không ai biết xe đó hiệu gì và động cơ hơi nước hay chạy bằng xăng.
TP.HCM
Đà Nẵng
Hải Phòng
Trịnh Văn Bô
Bạch Thái Bưởi
Năm 1913, người Hà Nội đầu tiên mua ô tô là "vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi. Đó là chiếc xe hơi chạy bằng xăng giá 1 triệu franc - loại tiền giấy do Ngân hàng Đông Dương phát hành để sử dụng tại ba nước Đông Dương.
Nguyễn Sơn Hà
Lê Văn Thêm
Peugeot
Chiếc xe doanh nhân Bạch Thái Bưởi sở hữu đến từ hãng Peugeot. Giai đoạn 1900-1930, những loại xe thông dụng được nhập vào Việt Nam chủ yếu thuộc các hãng của Pháp như: Renault, Peugeot, Citroen, Panhard, Berliet, Hotchkiss và một số ít xe Mỹ của hãng Ford, Chrysler và GM (General Motors).
Năm 1920, giá chiếc xe ôtô khoảng 33 triệu franc, tương đương với 8.000 đồng bạc Đông Dương, giá một tạ gạo lúc này khoảng 6 đồng. Sở dĩ giá xe cao ngất ngưởng do ban đầu chính quyền chỉ cho nhập xe sản xuất ở Pháp, không cho nhập xe của Đức, Italia hay Mỹ nên các hãng xe Pháp tung hoành ép giá người mua. Đến năm 1921, xe của Mỹ, Italy, Anh được nhập vào Việt Nam nhưng phải chịu thuế tới 50%.
Ford
KiA
Citroen
Trung Quốc
Nhật Bản
Theo Trung tâm lưu trữ quốc gia, xe kéo tay xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1884. Đó là hai chiếc xe do Công sứ Bonnal cho nhập từ Nhật Bản về, một chiếc để dùng và chiếc còn lại để biếu Tổng đốc Hà Nội, Nguyễn Hữu Độ.
Thời gian này, ngoài số rất ít ô tô của quân đội Pháp ra, phương tiện giao thông ở Hà Nội chủ yếu là xe ngựa và xe kéo tay của người bản xứ. Năm 1886, cả Hà Nội chỉ có 2 chiếc ô tô, một của Giáo hội chuyên để chở cha đạo Puginier và của nhà thầu Sở Công chính ở Hà Nội ông Coutel (xe này từng chở Henri Rivière đi đánh quân Cờ Đen ở Cầu Giấy).
Mặc dù sau này ở Hà Nội có thêm các phương tiện giao thông công cộng khác như ô tô khách, xe xích lô, xích lô máy..., nhưng xe kéo tay vẫn tồn tại với nhiều thăng trầm trong thời gian rất dài (từ 1884 đến sau 1950), và trở thành phương tiện giao thông đặc trưng cho diện mạo đô thị ở Hà Nội.
Pháp
Anh