Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam là ai?

(VTC News) -

Ông là giáo sư, tiến sĩ khoa học Toán học đầu tiên của Việt Nam, cũng là một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20.

1. Tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam là ai?

  • A

    Phạm Hoàng Hiệp

  • B

     Lê Văn Thiêm

    GS Lê Văn Thiêm, sinh năm 1918 ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 1930, bố mẹ qua đời, ông vào Quy Nhơn, nương tựa người anh cả để học trường College de Quy Nhơn. 
    Theo tư liệu của Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ trong 4 năm, Lê Văn Thiêm đã hoàn thành chương trình 9 năm và đứng đầu danh sách khen thưởng của nhà trường khi tốt nghiệp cao đẳng tiểu học (tương đương với phổ thông cơ sở ngày nay). Ba tháng sau, Lê Văn Thiêm lập thi đỗ tú tài phần 1 (tương đương lớp 11), việc mà người bình thường phải chuẩn bị khẩn trương trong hai năm. Ngay năm sau, ông lại thi đỗ tú tài và giành học bổng toàn phần sang Pháp du học, bắt đầu đi theo con đường toán học.
    GS Lê Văn Thiêm là một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông nghiên cứu chủ yếu về lý thuyết các hàm phân hình và một số vấn đề về toán học ứng dụng. Lê Văn Thiêm và Hoàng Tuỵ là hai nhà Toán học Việt Nam được Chính phủ Việt Nam phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vào năm 1996 và huân chương độc lập hạng Nhất về những công trình toán học đặc biệt xuất sắc.

  • C

    Ngô Văn Hòa

  • D

    Lê Tự Quốc Thắng

2. Sang Pháp du học, ông theo học tại trường đại học nào? 

  • A

    Đại học Tổng hợp Montpellier

  • B

    Đại học Paris

  • C

    Đại học Sư phạm Paris

    Sang Pháp, Lê Văn Thiêm vào học tại trường Đại học Sư phạm Paris (École Normale Supérieure de Paris) - cái nôi đào tạo nhân tài Toán học của nước Pháp. Thế nhưng sau đó không lâu, việc học của ông bị gián đoạn đèn sách do chiến tranh thế giới thứ hai, đến năm 1943, mới tiếp tục học và năm sau nhận bằng thạc sĩ Toán.
    Sau đó, ông tiếp tục giành học bổng sang Đức làm luận án tiến sĩ Toán tại Đại học Göttingen do nhà Toán học Hans Wittich hướng dẫn.

  • D

    Đại học Sorbonne

 

3. Năm bao nhiêu ông nhận bằng tiến sĩ?

  • A

    1945

  • B

    1946

    Luận án "Về việc xác định kiểu của một diện Riemann mở đơn liên" được Lê Văn Thiêm bảo vệ thành công ngày 4/4/1945. Sau đó, ngày 8/4/1946 ông được nhận bằng tiến sỹ loại Giỏi. Ông là người Việt Nam đầu tiên có bằng tiến sĩ Toán và bảo vệ tại trung tâm toán học nổi tiếng nhất thế giới thời bấy giờ là Đại học tổng hợp Göttingen. 

  • C

    1947

  • D

    1948

4. Năm bao nhiêu ông về nước và tham gia tích cực vào cuộc chiến giành độc lập dân tộc?

  • A

    1946

  • B

    1947

  • C

    1948

  • D

    1949

    Năm 1949, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, GS Lê Văn Thiêm quyết định lên đường về nước, tham gia vào cuộc chiến giành độc lập. 
    Ông trở về nước qua đường bay Paris - Băng Cốc, rồi từ Băng Cốc đi bằng đường bộ qua Campuchia về rừng U Minh, khu 9 miền Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác tại Sở Giáo dục Nam Bộ từ ngày 19/12/1949.

5. GS Lê Văn Thiêm là người đầu tiên sáng lập Hội Toán học Việt Nam, đúng hay sai?

  • A

    Đúng

    Giáo sư Lê Văn Thiêm đóng góp to lớn trong việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực khoa học cơ bản như Toán học, Vật lý, cơ học của Việt Nam. Từ năm 1960 - 1980 GS Lê Văn Thiêm được cử làm Trưởng ban khoa học cơ bản, Ủy ban khoa học nhà nước, rồi Viện trưởng viện Toán học Việt Nam.
    Ông là người đầu tiên sáng lập ra Hội Toán học Việt Nam và cũng là người đầu tiên mạnh dạn nghiên cứu về toán ứng dụng, vận dụng các kiến thức và phương pháp của giải tích vào các vấn đề tính dòng chảy, nổ mìn định hướng,… phục vụ sản xuất và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn của chiến tranh.

  • B

    Sai

Khánh Sơn

Tin mới