Hòa Bình
Theo website của Bộ Tài chính, tháng 10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chính thức giao nhiệm vụ cho đồng chí Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo, điều hành việc chuẩn bị in và phát hành đồng tiền mới.
Để thực hiện chủ trương đó, ngày 15/11/1945, cơ quan Ấn loát, trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập với nhiệm vụ sản xuất (in) đồng tiền Việt Nam mới, phục vụ nhu cầu đời sống sản xuất, chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
Tháng 11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ và Bộ Tài chính quyết định chọn đồn điền Chi Nê - Hòa Bình (nay là huyện Lạc Thuỷ, Hoà Bình) của ông Đỗ Đình Thiện làm cơ sở để đặt máy in. Ở đó ông Thiện cho mượn nhà xưởng, nhà máy điện, nước và phương tiện để đặt nhà máy in.
Tuyên Quang
Yên Bái
Hà Nội
Ô tô
Tàu hỏa
Xe bò
Để giữ bí mật, công nhân nhà máy in tiền phải làm việc từ 16h hôm trước đến 3h sáng hôm sau. Vì máy thô sơ nên phải in qua nhiều công đoạn (in màu, số sêri) rồi mới cắt. Mệnh giá lớn thì in ốp sét, mệnh giá nhỏ thì in bằng máy xốp. Tiền in xong sẽ được chở bằng xe bò, xe ngựa đến nơi tập kết ở xóm Đồng Thung, xã Cổ Nghĩa, từ đó cấp phát đi các nơi theo lệnh của Bộ Tài chính.
Xe bọc thép
1945
1946
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, ngày 30/11/1946 tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội quyết định phát hành đồng tiền Việt Nam và tổ chức thu đổi tiền Đông Dương trên toàn quốc. Tuy nhiên, lúc đầu phạm vi phát hành còn hẹp. Đến sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ thì hoạt động này mới được thực hiện rộng rãi.
Nhân dân phấn khởi khi Chính phủ cho đổi tiền Đông Dương lấy tiền Việt Nam. Chính phủ cho phép đổi 1 đồng Đông Dương lấy 1 đồng Việt Nam, đặc biệt, một số nơi nhân dân tự nguyện đổi 1,20 đồng tiền Đông Dương lấy 1 đồng Việt Nam. Việc làm đó thể sự tín nhiệm của nhân dân với đồng tiền độc lập của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
1947
1948
Mặc kệ
Bắt đốt hết tiền
Giết công nhân nhà máy
Ném bom
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, sau khi phát hiện ra đồn điền Chi Nê, thực dân Pháp cho máy bay trinh sát và ném bom đồn điền, nhà máy in tiền bị trúng hai quả bom (tháng 2/1947).
Nhà xưởng, máy móc bị hư hại, nhà cửa của cán bộ công nhân viên cũng bị tàn phá. Sau trận bom đó, Bộ Tài chính quyết định để nguyên tình trạng tàn phá, riêng máy móc in tiền được sửa chữa để tiếp tục làm việc ngay.
Đầu tháng 3/1947 thực dân Pháp tiếp tục cho 40 xe tăng và xe thiết giáp bất ngờ tấn công vào Mai Lĩnh và các vùng gần nhà máy. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính ra lệnh chuyển địa điểm, máy móc, đóng gói tiền, nguyên vật liệu và đóng bè đi theo đường sông lên Tràng Đà, tỉnh Tuyên Quang.
2005
2006
2007
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, đồn điền Chi Nê, nhà máy in tiền được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia vào tháng 8/2007.
Tháng 5/2010, khu Di tích lịch sử nhà máy in tiền đầu tiên ở đồn điền Chi Nê cũng được thành lập.
Trên diện tích 15,5 héc ta, các điểm di tích được khôi phục và tôn tạo: gồm ngôi nhà trung tâm đồn điền Chi Nê, nơi có không gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; khu xưởng bạc; kho tiền; phòng trưng bày di tích để trưng bày các hiện vật, hình ảnh, các loại mệnh giá tiền ngày xưa.
2008