Hồ Quý Ly
Nhà Hồ lên ngôi trong hoàn cảnh đất nước khá đặc biệt: Nhà Trần suy yếu, đất nước kiệt quệ, bên ngoài thì nhà Minh dòm ngó tìm cách xâm lăng. Trước hoàn cảnh đó, Hồ Quý Ly, một viên quan có tư tưởng tiến bộ tìm mọi cách phục hưng đất nước.
Trưởng thành từ quan đại thần với quan hệ thân tộc con rể vua Trần Minh Tông, sau nhiều năm củng cố lực lượng, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần tự lập làm vua, mở đầu triều đại nhà Hồ trong lịch sử. Sau khi lên ngôi, ông đổi tên nước thành Đại Ngu và chính thức cho sản xuất tiền giấy.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào mùa hạ, tháng 4 năm Bính Tý (1396), triều đình bắt đầu sai người đổi tiền giấy lấy tiền kim loại trong nhân dân, cứ 1 quan tiền thông thường sẽ đổi được 1 quan 2 tiền giấy.
Trần Duệ Tông
Bảo Đại
Trần Nghệ Tông
Quan Giao Tử
Thái Bình Thông Bảo
Thiên Phúc Trấn Bảo
Thông Bảo Hội Sao
Tháng 4/1396, nhà Hồ phát tiền giấy với tên gọi Thông bảo hội sao.
Thể thức tiền giấy: Tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 1 quan vẽ rồng. Đồng tiền phát hành không ghi niên hiệu vua.
Làm đồ trang trí trong cung
Đúc tượng
Bán cho các nước khác
Đúc vũ khí
Tiền giấy góp phần giúp cho nhà Hồ thu về số lượng đồng lớn dùng để đúc vũ khí, đặc biệt là súng thần công, loại binh khí mới được ra đời trong thời gian này.
Phạt tù
Theo quy định của nhà Hồ, kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất tài sản bị tịch thu. Cấm tuyệt đối tiền đồng, không được chứa lén, tiêu vụng, tất cả thu hết về kho Ngao Trì ở kinh thành và trị sở các xứ. Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội như làm tiền giả.
Chém đầu
Đi đày khổ sai
Bắt làm việc không công
Có
Không
Việc dùng tiền giấy không được sự ủng hộ của dân chúng và nhà Hồ đã thất bại trong cuộc cải cách tiền tệ này. Năm 1403, sau bảy năm ban hành, tiền giấy vẫn không được ưa dùng và do nhà nước cấm tiền đồng, nhân dân buộc phải trao đổi theo hình thức hàng đổi hàng. Nhà nước phải định giá tiền giấy cho trao đổi, lập điều luật định tội không tiêu tiền giấy.
Tiền Thông bảo hội sao của nhà Hồ rất dễ làm giả (thời đó chưa có các công nghệ chống làm tiền giả phức tạp như ngày nay). Ngoài ra, mực in tiền thời đó cũng không bền, chỉ cần dính mưa, dính nước là nhòe không tiêu được nữa, người chủ coi như mất tài sản (tiền đồng thì không sợ ướt như vậy).
Như vậy việc dùng tiền giấy thời đó đã đi ngược nguyên tắc phát hành tiền tệ, đó là phải có đủ cơ sở để nhân dân tin tưởng vào giá trị giao dịch của đồng tiền. Một lượng lớn tiền giả được tung ra tất yếu dẫn tới việc tiền giấy bị mất giá, tức là lạm phát. Ngoài ra, nếu triều đình lạm dụng việc in tiền giấy để bù đắp thiếu hụt ngân khố thì lạm phát càng nghiêm trọng.
Nhà Thanh
Nhà Minh
Tháng 4/1406, nhà Minh lấy cớ đưa Trần Thiêm Bình về Đại Ngu để mang quân đánh vào ải Lãnh Kinh. Đội quân này bị đánh bại, nhưng nhà Hồ mất bốn đại tướng chỉ huy quân các vệ.
Ba tháng sau, nhà Minh huy động 215.000 quân, nối phao lên thành 80 vạn quân, chia làm 2 đường tấn công Đại Ngu. Đại Ngu không phòng thủ ở biên giới, mà tập trung phòng thủ ở bờ Nam sông Hồng. Quân Minh với sự dẫn đường của các ngụy quan đầu hàng người Việt đã đánh bại Đại Ngu ở trận Mộc Hoàn, sau đó là trận Đa Bang, chiếm được Đông Đô.
Quân Minh tiếp tục đánh bại hoàn toàn quân chủ lực của Đại Ngu ở trận Hàm Tử, khiến cho nhà Hồ phải rút lui về Thanh Hóa.
Tháng 6/1407, cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương bị bắt, nhà Hồ hoàn toàn chấm dứt.
Xiêm La
Chiêm Thành