Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vị chính khách nào của Việt Nam từng từ chối nhận giải Nobel Hòa bình năm 1973?

(VTC News) -

Vị chính khách nổi tiếng này từng từ chối giải thưởng Nobel Hòa bình do Ủy ban Nobel trao tặng, ông cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng ở nước ta.

1. Vị chính khách nào từng từ chối nhận giải Nobel Hòa bình năm 1973?

  • A

    Đỗ Mười

  • B

    Phạm Văn Đồng

  • C

    Võ Nguyên Giáp

  • D

    Lê Đức Thọ

    Ông Lê Đức Thọ (10/10/1911 – 13/10-1990) tên thật là Phan Đình Khải, sinh tại xã Nam Vân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Năm 1973, ông Lê Đức Thọ (cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) được Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hoà Bình. Tuy nhiên, ông Lê Đức Thọ từ chối nhận giải thưởng này.

2. Cùng năm đó, chính trị gia nào của Mỹ được trao giải Nobel Hòa bình?

  • A

    Henry Kissinger

    Ngày 16/10/1973, Ủy ban Nobel công bố giải thưởng Nobel Hòa bình được trao chung cho đại diện phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger vì “những nỗ lực của họ trong việc đàm phán ký kết Hiệp định Paris năm 1973, theo đó Mỹ rút quân khỏi Việt Nam”.
    Trước đó, ngày 27/1/1973, tại Paris, ông Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

  • B

    Nikki Haley

  • C

    Arnold Schwarzenegger

  • D

    Meg Whitman

3. Lý do ông Lê Đức Thọ từ chối nhận giải Nobel là gì?

  • A

    Cảm thấy bản thân chưa xứng đáng 

  • B

    Hòa bình chưa thực sự hiện diện ở Việt Nam

    Trong cuộc phỏng vấn với một nhà báo Mỹ, ông Lê Đức Thọ cũng nêu rõ lý do không nhận giải thưởng. Theo ông, Mỹ là bên gây chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, vì thế, một bên đi xâm lược, một bên chống lại quân xâm lược để giải phóng dân tộc mình khỏi ách áp bức không thể cùng chia nhau giải Nobel Bòa bình. Hơn nữa, thời điểm đó hòa bình vẫn chưa thực sự hiện diện ở Việt Nam, đất nước vẫn còn chia cắt, nên ông quyết định không nhận giải thưởng.

  • C

    Ông không tin vào giải thưởng này

  • D

    Vì có người cùng nhận với ông

4. Ông Lê Đức Thọ đã trao tặng Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vật gì sau khi ký kết Hiệp định Paris?

  • A

    Cây bút

    Ngày 23/1/1973, sau khi ký hiệp định Paris, Kissinger trao bút cho ông Lê Đức Thọ và nói "tôi tặng ông cây bút này để nhớ mãi ngày lịch sử". Ông Lê Đức Thọ tặng lại Kissinger bút của mình, dặn "ông ký rồi phải giữ lời nhé".

  • B

    Cuốn sổ

  • C

    Chiếc ô

  • D

    Cặp sách

5. Ngoài là chính khách, ông Lê Đức Thọ còn được biết đến với vai trò gì?

  • A

    Nhạc sĩ

  • B

    Nhà giáo

  • C

    Nhà thơ 

    Ông Lê Đức Thọ đến với thơ ngay từ khi bị giam cầm trong các nhà tù. Sau này, khi được giao những trọng trách lớn, ông vẫn tiếp tục làm thơ. Ông có nhiều sáng tác giá trị, được tập hợp in trong tập thơ "Trên những nẻo đường", "Đường ngàn dặm", "Nhật ký đường ra tiền tuyến", "Thơ Lê Đức Thọ". 
    Thơ của ông được đánh giá nặng tình non nước, nặng nghĩa với đồng chí, đồng bào, thuỷ chung với Đảng, với cách mạng và đồng cảm với các chiến sĩ bộ đội.

  • D

    Họa sĩ

6. Nếu giải Nobel bị từ chối nhận, số tiền thưởng sẽ đi đâu?

  • A

    Làm từ thiện

  • B

    Được trả vào quỹ

    Nobel Hòa bình là một trong năm Giải Nobel được thành lập theo di chỉ của nhà công nghiệp, nhà phát minh và nhà sản xuất quân trang (vũ khí và trang thiết bị quân sự) người Thụy Điển là Alfred Nobel, cùng với các giải thưởng về Hóa học, Vật lý, Sinh lý học hoặc Y học và Văn học. 
    Tính đến hết 2023, Giải thưởng Hòa bình được trao cho 111 cá nhân và 27 tổ chức. 18 phụ nữ đã đoạt giải Nobel Hòa bình, nhiều hơn bất kỳ giải Nobel nào khác. Ông Lê Đức Thọ là người duy nhất từ chối nhận giải Nobel Hòa bình.
    Theo quy định, một giải thưởng bị từ chối hoặc không được chấp nhận trước thời điểm nhất định, số tiền thưởng sẽ được trả vào quỹ. 

Khánh Sơn

Tin mới