Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vị doanh nhân nào từng từ chối chức Bộ trưởng?

(VTC News) -

Đây là vị doanh nhân từng từ chối nhận chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế và cũng là người đóng góp nhiều cho cách mạng Việt Nam những ngày đầu kháng chiến.

1. Vị doanh nhân nào từng từ chối chức Bộ trưởng Kinh tế?

  • A

    Bạch Thái Bưởi

  • B

    Ngô Tử Hạ

  • C

    Nguyễn Sơn Hà

    Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980) là một trong những doanh nhân, nhà kỹ nghệ hàng đầu của Việt Nam thời Pháp thuộc. 
    Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội, trong thời kỳ chính quyền cách mạng non trẻ còn gặp muôn vàn khó khăn, tài chính trống rỗng, thay mặt Chính phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp  mời ông Nguyễn Sơn Hà đảm nhận chức Bộ trưởng Kinh tế. Thế nhưng ông Nguyễn Sơn Hà đã khước từ chức Bộ trưởng.

  • D

    Đỗ Đình Thiện

2. Lý do doanh nhân Nguyễn Sơn Hà từ chối là gì?

  • A

     Học ít, tài sơ

    Ông Nguyễn Sơn Hà từ chối chức vụ Bộ trưởng và nói rằng: “Tôi tự thấy mình học ít, tài sơ nên không dám nhận chức vụ quá to lớn ngoài sức mình, sợ sau này sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề quốc kế dân sinh”.

  • B

    Bản thân không phù hợp

  • C

     Sợ bị gièm pha

  • D

    Đã lớn tuổi

3. Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà làm về lĩnh vực gì?

  • A

    Sản xuất sơn dầu

    Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội, ông Nguyễn Sơn Hà sinh ra ở Hà Nội, vì nhà nghèo nên từ nhỏ phải đi làm thuê kiếm sống, lưu lạc mưu sinh. Sau này ông lập nghiệp ở đất cảng Hải Phòng.
    Khi còn làm nhân viên đánh máy rồi làm kế toán cho hãng sơn dầu lừng danh của Pháp ở Việt Nam, chàng trai trẻ Nguyễn Sơn Hà thường tranh thủ thời gian đọc thêm sách vở, tài liệu nói về kỹ thuật chế tác sơn dầu.
    Sau một thời gian góp vốn và vay mượn thêm từ bè bạn, ông mở cửa hiệu quảng cáo để có điều kiện sống độc lập và nghiên cứu thêm. Buổi tối ông âm thầm làm thí nghiệm chế biến, sản xuất sơn từ kiến thức học được ở hãng sơn. Chỉ ít lâu sau, sản phẩm của ông có mặt trên thị trường Việt Nam. Vì sơn của ông vừa tốt, vừa rẻ nên được khách hàng người Hoa, người Việt rất ưa dùng.
    Như vâỵ, từ thân phận người làm thuê, ông Nguyễn Sơn Hà đã phấn đấu, học hỏi vươn lên trở thành ông tổ của ngành sơn dầu Việt Nam, thành nhà tư sản dân tộc yêu nước thương dân.

  • B

    Sản xuất gạo

  • C

    Sản xuất vải

  • D

    Sản xuất vũ khí

4. Ngôi nhà của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà tại Hải Phòng được xếp hạng Di tích Văn hóa năm nào?

  • A

    2010

    Năm 2010 căn nhà 49 Lạch Tray, thành phố Hải phòng, nơi ông cùng gia đình sống trong nhiều thời kỳ được nhà nước xếp hạng là Di tích Văn hóa.

  • B

    2011

  • C

    2012

  • D

    2013

5. Ông Nguyễn Sơn Hà là đại biểu Quốc hội trong mấy khóa?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

    Ông Nguyễn Sơn Hà là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên và tham gia cách mạng khi kháng chiến bùng nổ. Ông là người đã giúp bộ đội làm vải nhựa cách điện, sản xuất giấy than, mực in, vải che mưa, chế tạo được lương khô và thuốc ho…
    Sau kháng chiến chống Pháp, ông trở về Hà Nội và tiếp tục trúng cử vào Quốc hội Việt Nam khóa II, III, IV, V.

6. Ông Nguyễn Sơn Hà từng gửi biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh thứ gì?

  • A

    Chiếc bút

  • B

    Chiếc áo mưa

    Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được chiếc áo mưa do ông Nguyễn Sơn Hà tặng, Người đã viết thư cảm ơn. “Gửi cụ Nguyễn Sơn Hà, đại biểu Quốc hội, cảm ơn cụ đã gửi biếu tôi một chiếc áo mưa do cụ chế ra. Tôi mong cụ sẽ tìm cách chế áo mưa cho mau, cho nhiều, cho tốt và rẻ giá để làm kiểu mẫu cho các nhà công nghệ ta trong cuộc thi đua ái quốc”, Bác Hồ viết.

  • C

    Cuốn sổ tay

  • D

    Chiếc mũ đội

7. Ông Nguyễn Sơn Hà từng được Chính phủ cử đi dự hội nghị kinh tế quốc tế ở đâu?

  • A

    Trung Quốc

  • B

    Liên Xô

    Tháng 3/1952, ông Nguyễn Sơn Hà được Chính phủ cử đi dự hội nghị kinh tế quốc tế tại Liên Xô. Sau khi về nước, ông cùng một số người lập ra công ty lọc đường ở Việt Bắc tiếp tục phục vụ bộ đội và nhân dân.
    Sau hòa bình lập lại, gia đình ông Nguyễn Sơn Hà trở về Hải Phòng sinh sống.
    Quãng đời còn lại ông sống thanh tao, đạm bạc và dành thời gian viết sách ghi lại kỹ thuật làm sơn. Ông và gia đình không hề đòi hỏi sự đền ơn của Chính phủ, chỉ coi đó là trách nhiệm đóng góp của bản thân và gia đình với dân tộc, với nhân dân.

  • C

    Pháp

  • D

    Mỹ

Khánh Sơn

Tin mới