Vua Bảo Đại
Theo Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị Hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh ngày 22/10/1913, tại kinh thành Huế, là người con trai duy nhất của Nguyễn Phúc Bửu Đảo, tức vua Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc sau này là bà Từ Cung.
Ngày 28/4/1922, khi được 9 tuổi, ông được lập làm Đông cung Hoàng Thái tử. Sau khi trở thành người kế vị. Vĩnh Thụy được trao cho Khâm sứ Jean François Eugène Charles đưa về Pháp đào tạo.
Ngày 6/11/1925, vua Khải Định mất, thế tử Vĩnh Thụy về nước thọ tang. Ngày 8/1/1926, triều đình tôn Vĩnh Thụy lên ngôi vua, lấy hiệu Bảo Đại, là vị vua thứ 13 của triều Nguyễn. Sau khi lên ngôi vua, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập cho đến khi tốt nghiệp trung học (tương đương học vị Tú tài Pháp).
Ngày 19/8/1945, nhân dân vùng lên cướp chính quyền ở Hà Nội. Thắng lợi vang dội của cuộc khởi nghĩa ở Thủ đô đã cổ vũ các địa phương trong cả nước kiên quyết tiến tới giành toàn thắng.
Ngày 30/8/1945, trước hơn 5 vạn nhân dân thành phố Huế tập trung ở cửa Ngọ Môn, Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao ấn kiếm, quốc bảo của Hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu - đại diện chính quyền Cách mạng. Ông trở thành công dân Vĩnh Thụy. Trong bản Tuyên ngôn thoái vị, ông có câu nói nổi tiếng: "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng được là dân tự do, trong một nước độc lập".
Vua Quang Trung
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Vua Gia Long
Sau khi Gia Long lên ngôi vua năm 1802, ngoài việc ổn định về mặt tổ chức của vương triều, ông quan tâm tới việc đặt quốc hiệu đất nước để khẳng định sự thống nhất của triều đại mới.
Tháng 2 năm Giáp Tý 1804, vua Gia Long ban chiếu đặt quốc hiệu mới là Việt Nam. Trong chiếu chỉ có ghi: "Đế vương dựng nước, trước phải trọng quốc hiệu để tỏ thống nhất. Xét từ các đấng tiên thánh vương ta xây nền dấy nghiệp, mở đất viêm bang, gồm cả đất đai từ Việt Thường về Nam, nhân đó lấy chữ Việt mà đặt tên nước… nên định lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, cải chính Quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa.
Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến Quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa”.
Vua Minh Mạng
Vua Tự Đức
Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Thì, tự là Hồng Nhậm, sinh ngày 25/8 năm Kỷ Sửu (1829). Ông là con vua Thiệu Trị và Hoàng quý phi Phạm Thị Hằng (sau là Từ Dụ Thái hậu), lên ngôi năm 19 tuổi, sau khi vua Thiệu Trị lâm bệnh qua đời.
Tự Đức là vua trị vì lâu nhất của nhà Nguyễn, với 36 năm, từ 1847 đến 1883. Dù có 103 bà vợ, ông không có người con ruột nào vì lúc nhỏ mắc bệnh đậu mùa, lại đau ốm liên miên nên sức khỏe không tốt.
Ông nhận ba người cháu ruột làm con nuôi là Ưng Chân, Ưng Đường và Ưng Đăng. Ưng Chân là con trai của Thoại Thái Vương Hồng Y, được giao cho Hoàng Quý phi Vũ Thị Duyên Hải, vợ chính của vua Tự Đức nuôi dạy. Sau này, khi Tự Đức qua đời, Ưng Chân được lên làm vua, được gọi là vua Dục Đức.
Ưng Đường (có sách ghi là Ưng Kỷ hay Ưng Biện) là con của Kiên Thái Vương Hồng Cai, được giao cho bà Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm nuôi.
Ưng Đăng cũng là con của Kiên Thái Vương, được giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương trông nom, dạy bảo.
Lý Chiêu Hoàng
Lý Chiêu Hoàng còn gọi là Chiêu Thánh hoàng hậu, vị Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý. Bà là con gái thứ của vua Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung.
Trong lịch sử Việt Nam, bà là vị nữ hoàng đầu tiên và duy nhất. Ngay từ khi còn nhỏ, Lý Chiêu Hoàng bị cuốn vào cuộc tranh đấu vương quyền giữa hai triều Lý - Trần, cuộc đời về sau cũng lắm truân chuyên.
Nam Phương
Vua Trần Thánh Tông
Vua Trần Nhân Tông
Theo Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Trần Nhân Tông là minh quân trong lịch sử Việt Nam, là người lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến trong Nguyên Mông xâm lược lần thứ 3, là người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền đặc trưng của Phật giáo Việt Nam.Trần Nhân Tông còn có tên là Kim Phật, cái tên đặc biệt này xuất phát từ nước da lạ kỳ của vua. Sách Đại Việt sử ký toàn thư không ghi cụ thể về điều đó mà chỉ cho biết vua “được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng. Hai cung (tức Thượng hoàng Thái Tông và vua Thánh Tông) đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử”.Trong sách Thiền Tông bản hạnh thì ghi mẹ vua là Nguyên Thánh Hoàng thái hậu nằm mộng thấy thần trao cho hai thanh kiếm và bảo bà lựa chọn rồi từ đó có mang mà sinh ra vua. Đặc biệt, trong Thánh Đăng ngữ lục chép rõ về nước da của Trần Nhân Tông như sau: “Đến khi vua ra đời, màu da như vàng ròng. Thánh Tông đặt tên là Kim Phật...”.
Lê Nhân Tông
Vua Lê Nhân Tông tên thật là Lê Bang Cơ, là con thứ ba của vua Lê Thái Tông, mẹ là Nguyễn Thị Anh (thời đó xuất hiện tin đồn vua không phải là con của Thái Tông). Ông sinh ngày 9/6/1441, đến ngày 6/6/1442 được lập làm hoàng thái tử.
Do vua cha Lê Thái Tông mất sớm, lúc mới 19 tuổi trong vụ án Lệ Chi Viên ngày 4/8/1442, chỉ 4 tháng sau vào ngày 8/12, Nhân Tông được các đại thần là Trịnh Khả, Lê Thụ và Nguyễn Xí lập lên ngôi. Khi ấy, ông được 1 tuổi 6 tháng, là vị vua lên ngôi sớm nhất trong lịch sử Việt Nam.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Vua tuổi còn ấu thơ có thiên tư sáng suốt, vẻ người tuấn tú đường hoàng, dáng điệu nghiêm trang, sùng đạo Nho, nghe can gián, thương người làm ruộng, yêu nuôi muôn dân, thực là bậc vua giỏi, biết giữ cơ đồ, không may bị cướp ngôi giết hại".
Trần Nhân Tông
Vua Lê Lợi
Sau 10 năm kháng chiến (1418 - 1427), cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược của Lê Lợi toàn thắng. Năm 1428, Lê lợi lên ngôi, đặt lại tên nước là Đại Việt (lãnh thổ nước ta lúc này về phía Nam đã tới Huế). Quốc hiệu Đại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây Sơn (1788-1801).
Vua Lê Lai