Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Bạn biết bao nhiêu nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt?

(VTC News) -

Qua các câu hỏi dưới đây, bạn nghĩ mình sẽ đoán được bao nhiêu nhân vật trong lịch sử Việt Nam?

1. Ai là người 3 tuổi đã đi đánh giặc?

  • A

    Kim Đồng

  • B

    Thánh Gióng 

    Thánh Gióng Là nhân vật huyền sử thời Hùng Vương thứ 6 dựng nước, hiệu là Phù Đổng Thiên Vương. Ông sinh ra trong gia đình nông dân nghèo tại làng Gióng (làng Phù Đổng), huyện Gia Lâm (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Lúc sinh ra đến 3 tuổi mà chẳng chịu cười, chịu nói.
    Nhưng khi nghe lời kêu gọi của nhà vua tìm người tài ra giúp nước đánh giặc Ân, cậu bé Gióng bỗng vươn vai đứng dậy ăn một lúc hết "Bảy nong cơm, ba nong cà. Uống hớp nước, cạn đà khúc sông" rồi từ biệt mẹ, nhảy lên lưng ngựa sắt nhổ tre làng xông thẳng ra trận, đánh đuổi quân giặc.
    Đất nước thanh bình anh hùng Gióng không trở về làng mà cưỡi ngựa sắt đến núi Vệ Linh, ngắm nhìn lần cuối nơi mình sinh ra rồi vỗ nhẹ vào chiến mã vút thẳng về trời, nên ông có hiệu là Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân phong ông là Thánh.

2. Anh hùng nào trên đây là người bóp nát quả cam?

  • A

    Trần Quốc Tuấn

  • B

    Trần Quốc Toản

    Theo Đại Việt sử ký toàn thư cùng Khâm định Việt sử thông giám cương mục, khi vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Bình Than, cùng quan viên bàn kế chống quân Nguyên. Nhà vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, tay cầm thanh kiếm, tay kia bóp nát quả cam lúc nào không hay. 
    Hội nghị Bình Than được tổ chức vào năm 1282 cho các vương hầu, để bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 2. Hội nghị được tổ chức ở Trần Xá (Hải Dương).

3. Vị anh hùng nào đã nhờ đồng đội chặt đứt tay mình để tiếp tục chiến đấu?

  • A

    Nguyễn Văn Bảy

  • B

    La Văn Cầu

    La Văn Cầu sinh năm 1931, tên thật là Sầm Phúc Hướng người dân tộc Tày, quê tỉnh Cao Bằng.
    Năm 1948, ông gia nhập đại đội 671 - đơn vị địa phương Cao Bằng của quân đội Việt Minh (khi đó gọi là Quân đội Quốc gia Việt Nam, từ năm 1950 gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam). La Văn Cầu được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1950.
    Trong trận Đông Khê thuộc chiến dịch biên giới năm 1950, La Văn Cầu là chỉ huy tổ bộc phá hàng rào để đơn vị phía sau tiến công đồn. Ông Cầu bị trúng đạn dập nát một phần cánh tay phải. La Văn Cầu nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay bị thương và tiếp tục chiến đấu. Ông dùng tay trái ôm bọc phá đánh mở đường, tạo thời cơ cho các lực lượng khác tiếp đánh chiếm đồn quân đối phươn

4. Vị vua nào tàn ác nhất lịch sử triều đại phòng kiến nhà Lê?

  • A

    Lê Uy Mục

    Lê Uy Mục là vị hoàng đế thứ 8 của nhà Lê sơ. Trong thời gian trị vì, ông chỉ dùng niên hiệu Đoan Khánh. Ông được xem là vị hoàng đế tàn bạo và hoang dâm, người đời gọi là "Quỷ vương".
    Ông được sử gia đánh giá là hôn quân trong lịch sử nhà Lê nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung. Thời đại của ông đánh dấu giai đoạn chuyển thịnh thành suy của vương triều nhà Hậu Lê.
    Lê Uy Mục không chăm lo chính sự, hằng đêm đều cùng các cung nhân uống rượu, khi say thì giết chết tất cả bọn họ. Triều chính rơi vào tay ngoại thích và bọn hoạn quan, khiến cung đình bị loạn lạc.

  • B

    Lê Long Đĩnh

5. Ai là người cầm quân đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng?

  • A

    Ngô Quyền

    Theo Bảo tàng quốc gia, Ngô Quyền là vị vua họ Ngô đầu tiên của nước ta. Ông là người lãnh đạo quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, chấm dứt thời kỳ hơn 1.000 năm Bắc thuộc và mở ra một thời kỳ độc lập, tự chủ mới cho nước nhà.

  • B

    Nguyễn Huệ

6.  Vị vua nào đặt tên nước là Đại Ngu?

  • A

    Hồ Quý Ly

    Tháng 3/1400, Hồ Quý Ly phế vua Trần Thiếu Đế, lập ra nhà Hồ và cho đổi tên nước thành Đại Ngu (“ngu” trong tiếng cổ có nghĩa là sự yên vui). Quốc hiệu đó tồn tại cho đến khi giặc Minh đánh bại triều nhà Hồ (tháng 4/1407).
    Sau 10 năm kháng chiến (1418 - 1427), cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược của Lê Lợi toàn thắng. Năm 1428, Lê lợi lên ngôi, đặt lại tên nước Đại Việt (lãnh thổ nước ta lúc này về phía Nam đã tới Huế). Quốc hiệu Đại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây Sơn (1788-1801).

  • B

    Lê Thánh Tông

7. Vị vua nào trên đây từng là chú tiểu?

  • A

    Lý Nam Đế

    Theo tư liệu tại bảo tàng lịch sử quốc gia, Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn) là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa năm Tân Dậu (541) lật đổ chính quyền đô hộ, xây dựng chính quyền tự chủ của nhà nước Vạn Xuân. Ông xưng đế và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
    Lý Bí xuất thân trong một gia đình “đời đời là hào hữu”, cha là Lý Toản, tù trưởng bộ lạc, mẹ là Lê Thị Oánh, người Ái Châu (nay là Thanh Hóa). Là con độc nhất trong gia đình, từ nhỏ đã tỏ rõ là người thông minh, hiểu biết. Thế nhưng ông sớm phải sống trong cảnh mồ côi, khi lên 5 tuổi thì cha mất, 7 tuổi mẹ lâm bệnh qua đời.
    Lý Bí được người chú ruột đón về nuôi dưỡng. Một hôm có vị thiền sư đến làm lễ tại ngôi chùa trong làng, tình cờ nhìn thấy Lý Bí. Ngắm dung mạo cậu bé khôi ngô, thiền sư biết là người sau này có thể làm lên sự nghiệp.
    Biết hoàn cảnh đáng thương của Lý Bí, thiền sư liền đến gặp người chú xin đem cậu bé về làm “con nuôi cửa phật”. Từ đó Lý Bí trở thành chú tiểu, theo Pháp tổ thiền sư về chùa Linh Bảo ở đất Giang Xá (nay thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội).

  • B

    Lý Thường Kiệt

Khánh Sơn

Tin mới