Cao nguyên Đông Nam Cực
Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện ra nơi lạnh nhất trên thế giới là Cao nguyên Đông Nam Cực. Hình ảnh vệ tinh ghi nhận cho thấy nhiệt độ trên cao nguyên này âm 93,2 độ C.
Vào tháng 8/2010, cảm biến vệ tinh cũng từng ghi nhận nhiệt độ của nơi này là âm 93 độ C. Trước đó kỷ lục nhiệt độ lạnh nhất dựa trên nhiệt kế trên mặt đất là âm 89,2 độ C, được ghi lại vào ngày 21/7/1983 trên cao nguyên Nam Cực, tại nhà ga Vostok của Liên Xô. Năm 1968, nhiệt độ lạnh nhất được ghi nhận là âm 88,3 độ C cũng tại nhà ga Vostok.
Oymyakon, Nga
Đảo Ellesmere, Canada
Bắc Cực
Chim cánh cụt hoàng đế
Tuy không phải là loài sinh vật duy nhất sinh sống tại Nam Cực nhưng chim cánh cụt lại là sinh vật đặc trưng của Cực Nam thế giới mà không có ở bất cứ một vùng đất nào khác. Phụ thuộc vào nguồn thức ăn ở đại dương, cách làm tổ và nuôi con, chúng sẽ sống ở những nơi riêng biệt như Nam Cực hay cận Nam Cực,…
Cánh cụt hoàng đế là loại chim lớn nhất và nặng nhất trong số tất cả những loài cánh cụt sinh sống và đặc hữu ở châu Nam Cực. Con trống và con mái có bộ lông, kích thước tương tự nhau, chiều cao đạt tới 122 cm, cân nặng từ 22 - 45 kg. Đầu và lưng chúng màu đen, bụng và chân màu trắng, ngực màu vàng nhạt, tai màu vàng tươi.
Gấu trắng
Cú tuyết
Tuần lộc
Nam Cực
Theo Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, diện tích băng ở Bắc Cực đạt mức tối thiểu trung bình khoảng 6,5 triệu km2, mức đối đa khoảng 15,6 triệu km2. Trung bình, băng ở Nam Cực có diện tích nhỏ hơn với mức tối thiểu khoảng 3,1 triệu km2, tối đa 18,8 triệu km2. Sở hữu tổng lượng băng nhiều hơn Bắc Cực, Nam Cực chứa khoảng 90% lượng băng trên thế giới.
Bắc Cực
Đất liền
Đại dương
Bắc Cực là đại dương bao quanh bởi đất liền. Còn Nam Cực là đất liền bao quanh bởi đại dương. Nước ở Nam Cực ấm lên và nguội đi chậm hơn so với đất liền, dẫn tới nhiệt độ ít cực đoan hơn.
Các dãy núi cao
Hoàng Thị Minh Hồng
Theo Tổ chức kỷ lục Việt Nam, Hoàng Thị Minh Hồng là người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Nam Cực, khi tham gia chuyến thám hiểm Nam Cực mang tên One Step Beyond do UNESCO tổ chức nhân dịp 50 năm thành lập UNESCO vào tháng 1/1997.
Chuyến đi với mục tiêu kêu gọi cộng đồng toàn thế giới cùng hành động bảo vệ Nam Cực và bảo vệ môi trường toàn cầu, chống biến đổi khí hậu. Chuyến thám hiểm có 35 thành viên là thanh niên tuổi từ 17 - 24, đến từ 25 quốc gia, cùng với 7 người khác là trưởng đoàn, các nhà thám hiểm, nhà khoa học, quay phim... Đó cũng là lần đầu tiên một chuyến thám hiểm Nam Cực được tổ chức dành riêng cho thanh niên.
Phạm Tuân
Hồ Khanh
Trần Trọng Khiêm
Đỉnh Ngọc Linh
Đỉnh Tà Xùa
Fansipan
Mẫu Sơn
Theo thống kê của Đài Khí tượng Thủy văn Lạng Sơn, các đánh giá, so sánh của các chuyên gia cũng cho thấy, mùa đông ở đỉnh núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là khắc nghiệt hơn cả và đang giữ kỷ lục nơi lạnh nhất Việt Nam.
Mẫu Sơn là vùng núi cao chếch hướng Đông - Tây, nằm ở Đông Bắc của Lạng Sơn, thuộc địa phận chính 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn (huyện Cao Lộc) và xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Khu vực này cách thành phố Lạng Sơn 30km về phía Đông, giáp với biên giới Việt Trung.
Theo phân tích khoa học, đỉnh núi Mẫu Sơn của tỉnh Lạng Sơn có nhiều đặc điểm để trở thành nơi lạnh nhất cả nước. Do cấu tạo địa hình nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía Bắc, chụm đầu về phía Tam Đảo, núi Mẫu Sơn là cửa ngõ đón gió mùa ở nước ta.
Gió thổi trên đỉnh núi có thể đạt cấp 5, cấp 6. Gió giật lên đến cấp 10, tương đương với cấp gió áp thấp nhiệt đới và bão nên thời tiết rất khắc nghiệt.Chính vì đặc điểm trên, nên thời tiết trên đỉnh Mẫu Sơn được đánh giá là rất khắc nghiệt. Gió mạnh cùng với mây mù quanh năm bao phủ, tạo nên cảm giác rét buốt. Kỷ lục nhiệt độ lạnh nhất được ghi nhận tại đỉnh Mẫu Sơn là âm 6 độ C.
Cao nguyên Station (Hoa Kỳ)
North Ice (Greenland)
Oymyakon, Nga
Làng Oymyakon tại Siberia, Nga được cho là nơi lạnh nhất thế giới có người ở. Người ta gọi Oymyakon là “ngôi làng tuyết”. Oymyakon, khu định cư của Nga với khoảng 500 người, từng rơi xuống nhiệt độ băng giá âm 71,2 độ C vào năm 1924.
Nhiệt độ trung bình ở ngôi làng lạnh nhất thế giới có người sinh sống này vào tháng 1 thường khoảng âm 50 độ C. Dù nhiệt độ ngoài trời khắc nghiệt như vậy, nhưng học sinh vẫn tới trường bình thường. Theo quy định, trường học chỉ đóng cửa khi nhiệt độ hạ xuống dưới âm 52 độ C.
Đảo Ellesmere, Canada