Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tên tháp cổ được in trong tờ tiền mệnh giá 100 đồng, bạn có biết?

(VTC News) -

Đây là tháp cổ tồn tại khoảng 700 năm tại thành phố Nam Định, được in trên tờ tiền 100 đồng thời xưa của nước ta.

1. Tên tháp cổ được in trong tờ tiền mệnh giá 100 đồng?

  • A

    Cổ Lễ

  • B

    Phổ Minh

    Mệnh giá 100 đồng rất hiếm gặp trong xã hội ngày nay, nhiều người coi nó là tờ tiền cổ và giữ làm lưu niệm cho sự ra đời của tờ tiền giấy ở Việt Nam. In trên tờ tiền 100 đồng là tháp Phổ Minh (còn gọi là chùa tháp) tọa lạc tại thôn Tức Mặc, cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía Tây Bắc. Chùa có quy mô rất bề thế và trở thành nơi tu hành hay viếng hương tụng niệm của quan lại thời bấy giờ.

  • C

    Thánh Ân

  • D

    Linh Phước

2. Chùa Phổ Minh được xây dựng từ thời nào?

  • A

    Nhà Lý

    Theo Đại việt sử ký toàn thư, chùa Phổ Minh được xây dựng dưới thời Lý và được triều Trần mở rộng vào năm 1262. Chùa nằm về phía Tây cung điện Trùng Quang, nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sau khi nhường ngôi cho con về ở. Chùa có quy mô rất bề thế và là nơi tu hành tụng niệm của quan lại, quý tộc cao cấp triều Trần.
    Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, toà thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp theo hình chữ "công". Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học.

  • B

    Nhà Lê

  • C

    Nhà Nguyễn

  • D

    Nhà Trần

3. Tháp Phổ Minh được xây dựng bao nhiêu tầng?

  • A

    11

  • B

    12

  • C

    13

  • D

    14

    Tháp Phổ Minh được xây dựng cao 19,5m, có 14 tầng, lên cao thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm nhọn hình bầu rượu có nhiều cạnh. Các tầng trên đều trổ cửa cuốn tò vò ra bốn phía.
    Bệ thờ bằng đá được đặt trong lòng tầng tháp thứ nhất, cách điệu bằng những cánh hoa sen. Tháp được trang trí giản dị nhưng vẫn rất đẹp với hoa văn dây uốn lượn, hình rồng gấp khúc vờn mây ngoạn mục. Trông xa, tháp Phổ Minh như một bông sen lớn trổ thẳng lên bầu trời trong xanh.

4. Năm bao nhiêu chùa Phổ Minh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt?

  • A

    2010

  • B

    2011

  • C

    2012

    Năm 2012 chùa Phổ Minh được Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Đây là ngôi tháp lớn nhất, cổ nhất và còn nguyên vẹn nhất của nước ta.

  • D

    2013

5. Không chỉ tháp Phổ Minh, ngôi chùa nào cũng được in lên tiền Việt Nam?

  • A

    Chùa Ông

  • B

    Chùa Phước Kiến

  • C

    Chùa Viên Giác

  • D

    Chùa Cầu

    Chùa Cầu nằm trong khu đô thị cổ ở Hội An, tỉnh Quảng Nam được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Giống như tên gọi, chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ. Hình ảnh chùa Cầu được in trên mặt sau của tờ 20.000 đồng polymer.
    Năm 1653, cầu được xây dựng thêm phần chùa, nối vào lan can nhô ra ở giữa, là nơi mà người dân, thương nhân... thắp hương cầu nguyện vào mỗi dịp trăng rằm, mùng một. Từ đó, người dân địa phương đặt luôn cho địa danh này là Chùa Cầu.
    Từ ngày 17/5/2006, chùa Cầu xuất hiện trên tờ tiền 20.000 polymer, được đưa vào sử dụng rộng rãi. Chùa Cầu ở bên ngoài và trên tờ tiền không có nhiều khác biệt. 

6. Chùa Cầu do thương nhân người nước nào xây dựng?

  • A

    Nhật Bản

    Chùa Cầu là công trình do thương nhân Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. 
    Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là "cầu đón khách phương xa". Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia đầu cầu, công trình được dựng lại vào năm 1817, ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này. Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986 và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản. Tháng 2/1990, chùa Cầu được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

  • B

    Pháp

  • C

    Mỹ

  • D

    Anh

7. Chùa Cầu dài khoảng bao nhiêu mét?

  • A

    17

  • B

    18

    Chùa Cầu dài khoảng 18m, rộng khoảng 3m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Cấu trúc cầu theo mặt bằng gồm 3 phần chính là 2 phần đầu cầu và phần thân cầu ở giữa.
    Mỗi phần đầu cầu hai phía được xây gạch gồm 3 nhịp, phần cầu ở giữa có 5 nhịp đặt trên các trụ gạch cắm xuống nước. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, 3 hệ mái tương ứng với 3 phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương, với những chi tiết trang trí tinh xảo trên bờ nóc, bờ chảy. Đặc biệt là có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.

  • C

    19

  • D

    20

Khánh Sơn

Tin mới