Dorothy Crowfoot Hodgkin
Gerty Theresa Cori
Maria Goeppert-Mayer
Marie Curie
Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới.
Marie Curie là nhà vật lý học, nhà hóa học Pháp gốc Ba Lan, nổi tiếng toàn thế giới về việc nghiên cứu chất phóng xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới.
Cuộc đời của Marie Curie là câu chuyện thần kỳ, với rất nhiều sự tích vĩ đại. Bà dành toàn bộ tâm trí, nhiệt tình và sinh mệnh của mình cống hiến cho sự nghiệp khoa học. Bà là tác giả của một tuyên ngôn nổi tiểng: “Trong khoa học, điều quan trọng là phát minh ra cái gì, chứ không phải là bản thân nhà nghiên cứu”…
Pierre Curie
Vào đầu năm 1894, Marie nhận lời mời của Hội doanh nghiệp Pháp nghiên cứu từ tính của các loại thép. Marie phải nhờ đến sự trợ giúp của giáo sư Vật lý gốc Ba Lan. Vị giáo sư này đã giới thiệu Marie với Pierre Curie – Trưởng phòng thí nghiệm của Trường Vật lý Paris.
Pierre Curie lúc đó đã 35 tuổi, chưa vợ, nổi tiếng về những phát minh về hiện tượng điện áp, về chiếc cân và định luật từ tính mang tên Curie. Nhà Vật lý học tài ba này cũng mang tâm hồn nghệ sĩ, cũng viết văn và làm thơ, yêu âm nhạc, say mê khoa học.
Vài tháng sau khi gặp gỡ, Marie và Pierre yêu nhau và nhanh chóng đi đến hôn nhân. Lễ cưới của họ hết sức đơn giản, không có nhẫn cưới, tiệc cưới, không có cả nghi thức tôn giáo. Họ đạp xe về nông thôn hưởng tuần trăng mật, ngay cả trong tuần trăng mật, họ cũng nói rất nhiều về lý tưởng, công việc và các thí nghiệm.
Pierre Curie sinh ra tại Paris, Pháp và là con trai của Tiến sĩ Eugène Curie (1827–1910) và Sophie-Claire Depouilly Curie (1832–1897). Nhờ sự dạy dỗ của cha, Pierre sớm bộc lộ thiên hướng mạnh mẽ về toán học và hóa học.
Năm 16 tuổi, ông giành được học vị toán học. Cho tới 18 tuổi ông gần như hoàn thành học vị cao hơn, nhưng không theo đuổi học vị tiến sĩ do thiếu tiền, thay vào đó làm việc tại phòng thí nghiệm với vai trò người hướng dẫn.
Năm 1903, ông cùng vợ, Maria Skłodowska-Curie (Marie Curie), và Henri Becquerel đã được nhận giải Nobel về vật lý. Đáng tiếc, năm 1906, ông mất do một tai nạn trên đường do va vào xe ngựa.
Louis Pasteur
John Dalton
Mario Molina
Urani và Poloni
Urani và Radi
Poloni và Radi
Hai vợ chồng Curie phát hiện ra nguyên tố phóng xạ mới có cường độ phóng xạ mạnh gấp 400 lần so với Urani nguyên chất. Bà dùng tên của Ba Lan để đặt tên cho nguyên tố là Poloni.
Ít lâu sau, hai vợ chồng bà tiếp tục phát hiện thêm nguyên tố có cường độ phóng xạ cực mạnh, đó là Radi.
Vì tinh luyện Radi từ quặng Pêchbơlăng rất vất vả và tốn kém, hai vợ chồng Curie quyết tâm tìm cách sáng chế. Sau bốn năm với hàng ngàn thí nghiệm, hai vợ chồng Curie luyện thành công chất Radi.
Với thành công này, năm 1903, Viện Khoa học Hoàng gia London trao tặng hai ông bà Huy chương Devy và Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển trao tặng hai người giải thưởng Nobel Vật lý. Trường Đại học Paris phong tặng bà Marie Curie danh hiệu tiến sĩ khoa học Vật lý xuất sắc.
Astati và Radon
1932
1933
1934
Marie Curie qua đời vào ngày 4/7/1934 vì bệnh thiếu máu bất sản do tiếp xúc với thời gian dài với phóng xạ. Trái ngược với tên gọi, bệnh thiếu máu bất sản không chỉ khiến người bệnh bị thiếu máu.
Khi Marie Curie qua đời, thi thể của bà bị nhiễm phóng xạ với mức độ cao đến mức phải được an nghỉ trong chiếc quan tài lót chì. Tuy nhiên, không ai biết điều này cho đến năm 1995 khi quan tài của bà được khai quật.
Vào thời điểm đó, chính quyền Pháp muốn chuyển vợ chồng Marie Curie đến lăng mộ quốc gia của nước này - Panthéon, để vinh danh những đóng góp của họ cho khoa học. Các quan chức chịu trách nhiệm khai quật đã liên hệ với cơ quan bảo vệ bức xạ của Pháp với những lo ngại về bức xạ còn sót lại và yêu cầu hỗ trợ để bảo vệ công nhân trong nghĩa trang.
Lúc đầu, quan tài của Marie Curie dường như được làm bằng gỗ, nhưng khi mở ra, họ thấy nó được lót bằng chì dày 2,5 mm (0,09 inch). Thông thường, quan tài lót chì được dùng để giúp ngăn chặn sự rò rỉ chất phóng xạ hoặc bức xạ có thể có ra lòng đất hoặc đất xung quanh khu chôn cất.
Ngoài ra, chì là nguyên tố tự nhiên không độc hại và không phản ứng, làm cho nó trở thành lựa chọn an toàn và hiệu quả cho mục đích này. Mặc dù tất cả các thi thể cuối cùng sẽ bị phân hủy, nhưng quan tài lót chì có thể giúp đảm bảo quá trình này diễn ra an toàn và sạch sẽ nhất có thể cho cả người quá cố và những người xử lý thi thể.
1935
Irène Curie
Irène Curie sinh năm 1897 tại Paris là người con đầu của Marie Curie và Pierre Curie. Sinh ra trong gia đình có "truyền thống" khoa học, Irène Curie nhanh chóng phát triển khả năng tư duy và nuôi dưỡng niềm đam mê hóa học từ nhỏ.
Sau khi tốt nghiệp trung học, bà xin vào phụ tá cho mẹ mình ở Viện nghiện cứu Radium ở Paris. Năm 1925, nhóm nghiên cứu của 2 mẹ con có thêm sự tham gia của nghiên cứu sinh Frédéric Joliot từ trường Collège de France.
Irène Curie và Frédéric Joliot yêu nhau và trở thành vợ chồng. Năm 1935, 2 vợ chồng đạt giải Nobel Hóa học cho những công trình về phát xạ nhân tạo - sự tiếp nối công trình của mẹ mình về các nguyên tố phóng xạ tự nhiên.
Người con còn lại của Marie Curie, Eve Curie (1904 - 2007) dù rất yêu quý mẹ mình nhưng không theo đuổi con đường khoa học của gia đình. Eve Curie thích các môn xã hội và thích viết lách, về sau theo nghiệp nhà văn, nhà báo và nghệ sỹ piano.
Eve Curie
Eva Curie
Maria Goeppert Currie