Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ai là nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam?

(VTC News) -

Nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam quê gốc Bến Tre, từng được phong hàm thiếu tướng, chỉ huy nhiều trận đánh, phong trào lớn.

1. Nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là ai?

  • A

    Võ Thị Sáu

  • B

    Mạc Thị Bưởi

  • C

    Nguyễn Thị Bình

  • D

    Nguyễn Thị Định

    Nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam là bà Nguyễn Thị Định (1920-1992). Bà là con út trong gia đình có truyền thống yêu nước ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà có bí danh Út Định, Ba Định.
    Bà Định tham gia hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi với những cuộc vận động đòi dân sinh, dân chủ trong phong trào Đông Dương đại hội. Giống như các tỉnh khác ở Nam Kỳ, sau cuộc khởi nghĩa năm 1940, Bến Tre bị Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp.
    Năm 1943, bà thoát khỏi nhà tù Pháp, trở về hoạt động ở huyện Châu Thành và tham gia lãnh đạo quần chúng giành chính quyền tại Bến Tre vào tháng 8/1945. Khả năng lãnh đạo của Nguyễn Thị Định còn được thể hiện qua việc gắn kết các tầng lớp xã hội, bà truyền lửa, tạo ra sức mạnh vô hình cho ngay cả những lực lượng vốn gọi là chân yếu, tay mềm. Từ đây, một hình thức đấu tranh mới của Bến Tre ra đời, độc đáo và hiệu quả, khiến bè lũ quân địch khiếp sợ và gọi với cái tên: “Đội quân tóc dài”.
    Những năm sau ký kết hiệp định Genève (1954), bà Ba Định là một trong những cán bộ chủ chốt ở Bến Tre, từng giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy.

2. Tên tuổi của nữ tướng này gắn liền với phong trào nổi tiếng nào?

  • A

    Phòng trào Cần Vương

  • B

    Phong trào Đồng Khởi

    Tên tuổi nữ tướng Nguyễn Thị Định gắn liền với phong trào Đồng Khởi. Ngày 17/1/1960, dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày nổi dậy đánh đồn bốt, giải tán chính quyền địch, giành quyền làm chủ thôn xã.
    Bà Nguyễn Thị Định chỉ đạo trực tiếp cuộc Đồng Khởi này với nòng cốt là các chị em phụ nữ. Đây cũng là lần đầu tiên "Đội quân tóc dài" xuất hiện trong phong trào Đồng Khởi.
    Từ ba xã trên, cuộc nổi dậy lan ra toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre, trở thành cao trào Đồng Khởi khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung bộ. Tính đến cuối năm 1960, cả miền Nam có 2.627 xã, người dân giành quyền tự quản ở 1.383 xã. Số dân ở vùng giải phóng khoảng 5,6 triệu người.
    Phong trào Đồng khởi 1960 ở Bến Tre đã mở ra cục diện mới triển vọng cho cách mạng miền Nam, góp phần tạo ra một bước ngoặt chiến lược, đưa cách mạng miền Nam từ thoái trào, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển hẳn sang thế tiến công chiến lược.

  • C

    Phong trào Yên Thế

  • D

    Phong trào Hương Khê

3. Bà Nguyễn Thị Định được phong hàm tướng vào năm nào?

  • A

    1973

  • B

    1974

    Năm 1965, Nguyễn Thị Định được Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Ủy viên Bộ Chính trị, Chính ủy Bộ Chỉ huy miền Nam) gặp và trao quyết định của Bộ Chính trị, theo đó bà đảm nhiệm cương vị Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng miền Nam.
    Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bà cùng Bộ Chỉ huy miền Nam gắn bó với nhân dân, đưa cách mạng miền Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, góp công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
    Với những đóng góp to lớn đó, tháng 4/1974, Nguyễn Thị Định được phong quân hàm Thiếu tướng và trở thành nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

  • C

    1975

  • D

    1976

4. Người từng nói 'cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy' khi nhắc tới bà Nguyễn Thị Định  là ai?

  • A

    Đại tướng Võ Nguyễn Giáp

  • B

    Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

  • C

    Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Khi nhắc về "chị Ba Định", Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Phó Tư lệnh Quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân như vậy. Thật vẻ vang cho cả miền Nam, cho cả dân tộc ta".
    Ngoài phong trào Đồng Khởi, khả năng lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Định còn được thể hiện qua việc gắn kết các tầng lớp xã hội, truyền lửa và tạo sức mạnh cho đông đảo phụ nữ - lực lượng vốn được coi là chân yếu tay mềm. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, bà cùng Bộ Chỉ huy miền Nam lãnh đạo nhiều chiến dịch, góp phần thống nhất đất nước.

  • D

    Thủ tướng Phạm Văn Đồng

5. Khu lưu niệm bà Nguyễn Thị Định được đặt ở đâu?

  • A

    Bến Tre

    Khu lưu niệm bà Nguyễn Thị Định được đặt ở quê hương bà - huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Thiếu tướng Nguyễn Thị Định từ trần ngày 26/8/1992. Để tri ân những công lao, đóng góp của bà, năm 1995, Thiếu tướng Nguyễn Thị Định được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Người dân xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, đã rước bát hương bà về thờ trong Đền Hai Bà Trưng. Còn trong Khu lưu niệm bà Nguyễn Thị Định ở Giồng Trôm, Bến Tre, có khắc câu nói của Giáo sư Trần Văn Giàu: “Những người như chị sống làm tướng, chết thành thần”. Tên bà cũng được đặt cho nhiều con đường, trường học ở Việt Nam.

  • B

    Hải Phòng

  • C

    TP.HCM

  • D

    Hà Nội

6. Chức vụ cao nhất bà Nguyễn Thị Định đảm nhận là gì?

  • A

    Phó Thủ tướng

  • B

    Phó Chủ tịch nước

  • C

    Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước

    Sau khi miền Nam được giải phóng, non sông thống nhất, bà Nguyễn Thị Định được chuyển về Thủ đô Hà Nội công tác. Bà đảm đương nhiều vị trí, chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước.
    Tháng 6/1987, bà được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và cũng là nữ Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Thiếu tướng Nguyễn Thị Định từ trần ngày 26/8/1992. Để tri ân những công lao, đóng góp của bà, ngày 30/8/1995, Thiếu tướng Nguyễn Thị Định được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

  • D

    Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

7. Từ khi thành lập đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu nữ tướng?

  • A

    7

    1 - Nguyễn Thị Định, thăng hàm Thiếu tướng năm 1974, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
    2 - Nguyễn Hồng Giang, thăng hàm Thiếu tướng năm 2007, nguyên Chính ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
    3 - Lê Thu Hà, thăng hàm Thiếu tướng năm 2009, Trung tướng năm 2014, nguyên Chính ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
    4 - Hồ Thủy, thăng hàm Thiếu tướng năm 2011, nguyên Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
    5 - Nguyễn Thị Thanh Hà, thăng hàm Thiếu tướng năm 2013, nguyên Chính ủy Viện Y học Cổ truyền Quân đội.
    6 - Bùi Thị Lan Phương, thăng hàm Thiếu tướng năm 2020, Ủy viên Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương.
    7 - Nguyễn Hoàng Ngọc, thăng hàm Thiếu tướng năm 2022, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

  • B

    8

  • C

    9

  • D

    10

Nguyễn Thị Định - Huyền thoại một nữ tướng. (Nguồn: Truyền hình Nhân Dân)

Hà Cường

Tin mới