Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hạt đậu rồng có tác dụng gì?

(VTC News) -

Hạt đậu rồng có tác dụng gì là vấn đề được nhiều người quan tâm, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Cây đậu rồng có rất nhiều công dụng, phần lá có thể ăn như rau bina, hoa có thể trộn làm salad, hạt đậu rồng sử dụng tương tự như đậu tương. Vậy, hạt đậu rồng có tác dụng gì? Bạn sẽ phải bất ngờ vì hạt đậu rồng có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe đấy nhé!

Tổng quan về cây đậu rồng

Đậu rồng còn có tên khác là Đậu khế, Đậu vuông, hay Đậu có cánh (winged bean), tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus, họ Đậu. Dân gian hay trồng đậu rồng để lấy trái ăn như các loại rau xanh khác, và khi quả già thì mới lấy hạt. Cây đậu rồng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như Ấn độ, Burma, Sri Lanka, Thái lan, Philippines và Indonesia.

Ở nước ta đậu rồng được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam, cây mọc leo như các loại dây nho, cao trung bình khoảng 3-4m và sống lâu năm, trái thuộc dạng quả đậu nhưng có rìa tạo thành 4 cánh mép dợn sóng, trong chứa nhiều hạt, ngày nay người ta cho lai nhiều giống hạt như màu vàng, trắng, nâu hoặc đen.

Hầu hết các thành phần của quả đều có thể ăn được và rất ngon, củ, lá non và hoa được dùng làm món xà lách hoặc rau ghém. Đậu rồng trong phần lớn các món ăn hàng ngày của người Phillipines, họ xem nó là một thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao và gọi là “Sigarilyas”.

Hạt đậu rồng có tác dụng gì là vấn đề nhiều người quan tâm

Hạt đậu rồng có tác dụng gì?

Hạt đậu rồng khô cũng giống như hạt đậu nành thường được ép và chế biến thành dầu ăn thực vật, hoặc xay thành bột để làm thực phẩm bổ sung nguồn protein phòng chống suy dinh dưỡng.

Hạt phơi khô đem rang được chế biến thành một loại thức uống có hương vị giống như cà phê rất ngon.

Theo các chuyên gia, hạt và quả đậu khế chứa những thành phần khác nhau nhưng đều có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống xuất huyết dạ dày, chống viêm loét dạ dày; đồng thời rất tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa.

Trao đổi với Báo Sức khỏe & Đời sống, bác sĩ Phương Tuấn Đạt - khoa Nội - Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết, trong điều trị bệnh dạ dày, hạt đậu khế thường được sử dụng nhiều hơn bởi thành phần của hạt đậu khế bao gồm cả chất xơ, protein, glucid, giúp làm tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và cải thiện dần tình trạng bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh dạ dày với hạt đậu rồng

Các bài thuốc chữa bệnh dạ dày bằng hạt đậu khế (đậu rồng) thường đơn giản, hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà và đặc biệt không hề tốn kém. Phần lớn các bài thuốc đều sử dụng hạt đậu rồng già, cứng, và lời khuyên là hạt càng già càng tốt. Có thể sử dụng hạt ở dạng bột để uống hoặc nguyên hạt để nhai nhuyễn.

Một số bài thuốc chữa bệnh dạ dày bằng hạt đậu khế được sử dụng phổ biến hiện nay:

Hạt đậu khế rang:

- Nguyên liệu: Hạt đậu khế già.

- Cách thực hiện: Rang vàng, để nguội.

- Cách sử dụng: Nhai nhuyễn hạt đậu khế đã rang rồi nuốt cùng một ít nước. Sử dụng hàng ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần một vài hạt, tốt nhất nên sử dụng trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Bột hạt đậu khế kết hợp với muối:

- Nguyên liệu: Hạt đậu khế già, muối.

- Cách thực hiện: Rang vàng cùng một ít muối và để nguội, sau đó xay thành bột mịn và bảo quản trong lọ kín ở nơi khô thoáng, sử dụng dần.

- Cách sử dụng: Mỗi ngày lấy một lượng nhỏ (1 thìa cafe) hỗn hợp bột đậu khế rang muối nhai và nuốt hoặc có thể hòa cùng một ít nước ấm để uống. Sử dụng đều đặn, không ngắt quãng vào mỗi buổi sáng, trước khi ăn, các triệu chứng bệnh sẽ dần thuyên giảm và có kết quả điều trị như mong đợi.

Mặc dù hạt đậu khế đã được dân gian sử dụng hiệu quả và chứng minh công dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày, tuy nhiên người bệnh khi sử dụng vẫn cần hết sức chú ý.

Đối với hạt đậu khế sử dụng trong các bài thuốc, phải làm chín kỹ để loại bỏ các protein tương tác với enzym tiêu hóa để tránh trường hợp đầy bụng do hạt chưa chín kỹ làm tình trạng đau dạ dày càng tệ hơn.

Trong quá trình sử dụng, nếu gặp bất cứ triệu chứng nào khác thường phải lập tức ngừng thuốc và đi khám bác sĩ nếu cần thiết. Đặc biệt, hiệu quả của các bài thuốc này sẽ không tức thì như thuốc tây, do đó, đòi hỏi người bệnh phải cực kỳ kiên trì trong quá trình sử dụng mới đem đến kết quả điều trị tốt.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho băn khoăn "Hạt đậu rồng có tác dụng gì?" rồi phải không.

Vân Anh (Tổng hợp)

Tin mới