Cầu Chương Dương
Cầu Trường Tiền
Cầu Long Biên
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, ngày 13/9/1889, viên đá đầu tiên chính thức được toàn quyền Paul Doumer đặt xuống tại vị trí mố cầu bên bờ tả ngạn sông Cái.
Cầu Long Biên được thiết kế theo kiểu có rầm chìa mà công ty Daydé & Pillé áp dụng lần đầu tiên cho cầu ở Tobiac (Pari) trên tuyến đường sắt Pari - Orleans của nước Pháp. Cầu có chiều dài 1.862m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Giữa cầu có đường ray đơn dành cho tàu hỏa. Hai bên cầu có đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ.
Cầu Nhật Tân
Cầu Doumer
Sau gần 3 năm thi công, ngày 28/2/1902, cầu chính thức được khánh thành với tên cầu Doumer. Sau ngày Hà Nội giải phóng, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. Cầu Long Biên đẹp ở kiểu dáng, độc đáo ở thiết kế và chất liệu xây dựng, trở thành cây cầu có chiều dài lớn thứ hai thế giới và nổi bật nhất Viễn Đông lúc bấy giờ.
Cầu Rialto
Cầu Brooklyn
Cầu Charles
Cho người dân thuận tiện đi lại
Khai thác thuộc địa, đàn áp dân ta
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, cầu do thực dân Pháp xây dựng với ý đồ khai thác thuộc địa lần thứ nhất và phục vụ việc đàn áp các phong trào đấu tranh chống thực dân của người dân Bắc kỳ.
Vì vậy, cây cầu được xây dựng từ nhiều xương máu của người Việt Nam. Đến ngày nay, cầu còn đứng vững cũng là nhờ vào công sức bảo vệ, giữ gìn của những người Việt Nam yêu nước. Cầu Long Biên cùng người dân Thủ đô kiên cường, vững vàng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cầu Long Biên là chứng nhân của lịch sử và bản thân Long Biên cũng lại trở thành lịch sử.
Phát triển kinh tế
Giao thông kết nối dân hai bên bờ sông
11
12
13
14
Cầu Long Biên từng bị ném bom 14 lần, có 9 nhịp cầu bị đánh gục và 4 trụ bị hư hỏng nặng, nhưng cầu gãy lại được nối, cầu hỏng lại được sửa ngay để đảm bảo huyết mạch lưu thông.
Hơn 1,8 km đường cầu dường như chưa bao giờ bị gián đoạn giao thông, cầu chưa bao giờ ngừng hoạt động, để rồi từng chuyến hàng trọng yếu vẫn theo con đường này vào chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt.
2009
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, với nhiều người dân Thủ đô, cầu Long Biên là hình ảnh không thể phai nhạt. Có lẽ vì thế mà một họa sĩ Việt kiều Pháp đã đầu tư thiết kế festival hoành tráng - “Ký ức cầu Long Biên” được tổ chức vào tháng 10/2009. Từ nhân chứng lịch sử, cây cầu huyền thoại của Hà thành trở thành nhân vật chính của lễ hội.
2010
2011
2012