Chùa Viên Giác
Chùa Viên Giác (đường Bùi Thị Xuân, quận Tân Bình, TP.HCM) nổi bật trong khuôn viên chùa là ngôi tháp Đẳng Quang cao 22 m, được trung tâm sách kỷ lục công nhận là chùa có tháp gốm cao nhất Việt Nam.
Chùa Bái Đính
Chùa Linh Phước
Chùa Linh Ứng
1952
1953
1954
1955
Chùa Viên Giác (đường Bùi Thị Xuân, quận Tân Bình, TP.HCM) được xây dựng năm 1955. Ban đầu, chùa chỉ là một am nhỏ, đến năm 200 được xây dựng thêm các công trình quy mô lớn như hiện tại.
Tháp gốm Đẳng Quang gồm ba tầng với bảy mái được lợp ngói lưu ly. Mái làm theo hình cá chép hóa rồng. Bên trong tháp thờ Xá Lợi phật, tầng hầm có tro cốt và vật lưu niệm của các vị trụ trì trước đây.
1996
Năm 1996, chùa khởi công xây dựng tháp Đẳng Quan, khánh thành tháng 4/1999. Tháp hình bát giác, cao 22m, 3 tầng 7 mái. Tầng nền có họa tiết hoa sen cách điệu trên nền men trắng. Tầng 1, bên ngoài khắc hình thập bát la hán, mỗi vị la hán trên một miếng gạch sứ. 4 cửa chung quanh chạm 8 vị thần Kim Cang trên nền gỗ; bên trong, chính giữa tôn tượng cố Thượng tọa Thích Minh Phát.
Tầng 2, bên ngoài theo dạng hoa sen cách điệu màu vàng, cẩn các vị bồ tát trên từng viên gạch. 4 mặt có 4 ô cửa nhỏ khắc các chữ lưu ly bảo tháp. Mái làm theo hình cá chép hóa rồng. Bên trong thờ xá lợi Phật.
Tầng 3, đế là hình hoa sen vàng cách điệu, chung quanh khắc hình phật Thích Ca, Dược Sư, Đa Bảo. 4 ô cửa sổ chạm 4 chữ A Di Đà Phật. Bên trong treo 1 quả đại hồng chung nặng 750kg, thờ tượng Địa Tạng, Bồ Tát và khắc bài kệ Kiến Tánh trong kinh Lăng Nghiêm.
Đỉnh tháp là 3 tầng mái có hình bát úp trên hoa sen phía trên là 7 tầng nhỏ tượng trưng 7 cõi trời. Riêng tầng hầm của tháp phụng thờ tro cốt và vật lưu niệm của các vị trụ trì trước đây.
1997
1998
1999
Hoằng Ân
Thích Hồng Tịnh
Chùa do Hòa thượng Thích Hồng Tịnh khai sáng năm 1955. Trước đây, chùa chỉ là một am nhỏ vì ngài cất lên để ẩn tu nên có tên là Ðộc Giác.
Sau do nhu cầu tín ngưỡng cộng thêm tâm Bồ Ðề dõng phát, ngài đã kiến tạo quy mô hơn. Từ đấy, chùa được đổi tên là Viên Giác, có ý nghĩa là sự giác ngộ tròn đầy (tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn). Sau khi Ngài viên tịch, vì không có người kế thế nên những người thân tín tạm lo việc hương khói và thờ cúng. Mãi đến năm 1976, Chùa mới thỉnh Thượng tọa Thích Minh Phát về điều hành phật sự.
Minh Hòa
Thích Thanh Hanh
Phổ Minh
Bái Đính
Bảo tháp chùa Bái Đính (Ninh Bình) 13 tầng, cao 100m. Đây là ngôi bảo tháp cao nhất châu Á và là nơi tôn thờ Xá Lợi (tro cốt) đức phật Thích Ca Mâu Ni được rước từ Ấn Độ về chùa Bái Đính năm 2008.
Bảo Tháp được xây dựng trên một quả đồi nằm ở phía Tây chùa Bái Đính, ngay trước Trung tâm hội nghị quốc tế chùa Bái Đính. Bảo Tháp được xây dựng bằng bê tông cốt thép, bên ngoài ốp gạch đỏ với kiến trúc cổ. Loại gạch này không bám rêu, mốc, có màu đỏ tươi và độ bề cao.
Viên Giác
Tam Chúc
Tiền Giang
Sóc Trăng
Bình Thuận
Bình Phước
Phật Quốc Vạn Thành xây năm 2017 ở khu phố Xa Cam 1, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Mô hình xây dựng chùa là điểm giao thoa của phật giáo Nam Bắc, là điểm liên kết giữa kiến trúc phật giáo Việt Nam và văn hóa Nhật Bản. Trong khuôn viên chùa còn có bức tượng Phật Di Lặc cao 30m nặng tới 1 tấn và đặt trên mái bê tông cao 15m.