Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh mãn tính tương đối phổ biến trong cuộc sống. Một số người nghĩ rằng bệnh tiểu đường không quá đáng sợ, chỉ cần uống thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu là ổn, nhưng không hẳn vậy.
Tuy tiểu đường không phải là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm nhưng lại dễ gây ra một số biến chứng, nếu không được kiểm soát đúng cách thì có thể dẫn đến những tổn thương ở nhiều cơ quan trên cơ thể.
Biến chứng của bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát đúng cách thì có thể dẫn đến những tổn thương ở nhiều cơ quan trên cơ thể. (Ảnh minh họa)
Vậy những biến chứng của bệnh tiểu đường là gì?
1. Bàn chân tiểu đường
Hội chứng bàn chân tiểu đường là tình trạng bàn chân của bệnh nhân tiểu đường mắc các vấn đề do lượng đường huyết cao trong thời gian dài.
Nếu kiểm soát đường huyết không tốt thì sau khi mắc bệnh tiểu đường, các dây thần kinh ngoại vi và mạch máu sẽ bị tổn thương, từ đó dễ khiến chân bị mất cảm giác, đây là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường, nhất là khi rửa chân, dù nhiệt độ nước cao, thậm chí chân bị nước làm bỏng cũng không có cảm giác gì.
2. Bệnh thận
Nếu bị tiểu đường trong thời gian dài, khoảng 10 năm trở lên thì có thể mắc thêm biến chứng là bệnh thận. Bệnh thận do tiểu đường gây ra nhìn chung được chia thành ba dạng: dạng lan tỏa, dạng đặc hiệu cao và dạng xơ vữa cầu thận phân đoạn khu trú. Trong đó, dạng cuối cùng thường gặp hơn cả trong cuộc sống và gây ảnh hưởng rất nhiều đến thận.
Nếu bị tiểu đường trong thời gian dài thì có thể mắc thêm bệnh thận. (Ảnh minh họa)
3. Các bệnh về mắt
Khả năng kiểm soát lượng đường trong máu kém của bệnh nhân tiểu đường có thể ảnh hưởng đến mô mắt và gây ra các bệnh về mắt, chẳng hạn như tổn thương võng mạc, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp... Những bệnh này dễ khiến mắt bị mờ, khó nhìn rõ mọi vật, trường hợp nặng có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu đỏ trong mắt, thậm chí là mù lòa.
4. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một bệnh lý đi kèm thường gặp của bệnh tiểu đường, tức là khi bệnh tiểu đường xuất hiện thì sẽ khiến huyết áp thay đổi, làm người bệnh bị tăng huyết áp.
Bệnh tăng huyết áp kết hợp với tiểu đường có thể gây ra những tổn thương nhất định đến thận, tim, não và các cơ quan khác của người bệnh. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần thường xuyên theo dõi huyết áp để ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao.
Bệnh tăng huyết áp kết hợp với tiểu đường có thể gây ra những tổn thương nhất định đến thận, tim, não. (Ảnh minh họa)
5. Nhiễm trùng đường hô hấp
Sức đề kháng của bệnh nhân tiểu đường kém hơn người bình thường rất nhiều. Vì thế, khi chuyển mùa, họ dễ mắc một số căn bệnh về viêm đường hô hấp. Đặc biệt, nếu bệnh nhân tiểu đường ở độ tuổi trung niên và cao tuổi, thì lại càng phải chú ý phòng ngừa.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn dễ bị trầm cảm. Nhiều người có thể cho rằng, bệnh trầm cảm và bệnh tiểu đường dường như không có mối liên quan trực tiếp nào với nhau, nhưng nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn ít nhất gấp ba lần người bình thường.
Nguyên nhân là vì một số bộ phận trong não của bệnh nhân tiểu đường bị ảnh hưởng bởi lượng đường trong máu và trở nên nhạy cảm hơn, từ đó khiến người bệnh dễ bị trầm cảm. Do vậy, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý phòng tránh bệnh trầm cảm, hạn chế những cảm xúc tiêu cực và luôn giữ thái độ sống vui vẻ, lạc quan.