Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Yêu thích lĩnh vực phân tích tài chính, học trường nào tốt nhất?

(VTC News) -

Trong những năm gần đây, lĩnh vực phân tích tài chính đang nhận được sự quan tâm lớn của những bạn trẻ.

Lĩnh vực phân tích tài chính gồm các nội dung chính như: phân tích tài chính, phân tích các báo cáo tổng hợp về hoạt động kiểm toán, phân tích các rủi ro, đánh giá và giải quyết vấn đề cốt lõi của tài chính, xây dựng chiến lược quản trị đầu tư, sử dụng hiệu quả công cụ phân tích tài chính vào quản trị trong từng vấn đề cụ thể. 

Mức thu nhập của những người làm lĩnh vực phân tích tài chính khá hậu hĩnh, nhưng chúng cũng sẽ phụ thuộc ít nhiều vào vị trí việc làm và khối lượng công việc bạn phải thực hiện. Đồng thời, ngành nghề ngày có cơ hội việc làm khá cao, có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau liên quan đến lĩnh vực tài chính, không riêng lĩnh vực phân tích.

Lĩnh vực phân tích tài chính đang được nhiều thí sinh quan tâm. (Ảnh minh họa)

Đại học Kinh tế Quốc dân

Đại học Kinh tế Quốc dân bề dày kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy những ngành học liên quan đến lĩnh vực tài chính. Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia phân tích tài chính, bạn hoàn toàn có thể theo học một số chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng; Kế toán, Kiểm toán; Kinh tế đầu tư.

Trong đó, ngành Kinh tế đầu tư đào tạo 130 tín chỉ với các học phần chính như: Kinh tế đầu tư, Thẩm định dự án đầu tư, Pháp luật đầu tư, Thị trường vốn, Đấu thầu… Điều làm nên sự đặc biệt của chuyên ngành này là chương trình đào tạo và công nghệ đi theo hướng chuẩn quốc tế; phương pháp giảng dạy hiện đại, học tập hiệu quả với trên 30% số môn học được giảng dạy bằng Tiếng Anh.

Năm 2023, Đại học Kinh tế Quốc dân lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển đối các chuyên ngành có liên quan đến ngành phân tích tài chính như sau: Kinh tế đầu tư (27,5), Kế toán (27,5), Kiểm toán (27,20), Tài chính - ngân hàng (27,10).

Học viện Tài chính

Học viện Tài chính là một trong số ít các trường có chuyên ngành phân tích tài chính riêng biệt. Sinh viên muốn tốt nghiệp chuyên ngành này cần phải có đủ khả năng tham dự các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế về nghề nghiệp để khẳng định uy tín của cơ sở đào tạo và năng lực cũng như đẳng cấp chuyên môn.

Năm 2023, Học viện Tài chính lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển đối với chuyên ngành phân tích tài chính (chất lượng cao) là 34,6 điểm (tiếng Anh nhân đôi).

Đại học Tài chính - Marketing 

Chuyên ngành Tài chính định lượng tại Đại học Tài chính - Marketing là một trong những chuyên ngành giúp bạn thực hiện được ước mơ làm việc trong lĩnh vực phân tích tài chính. Đây là chuyên ngành này thuộc khoa Toán kinh tế của Đại học Tài chính - Marketing, có chương trình đào tạo khác với nhiều trường đại học khác trên cả nước.

Khi theo học tại đây, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức căn bản về kinh tế, tài chính, ngân hàng như: thị trường tài chính, thị trường bảo hiểm, tài chính quốc tế, định giá tài sản, kinh tế lượng trong mô hình phân tích kinh tế. Ngoài ra, sinh viên có thể sử dụng thành thạo công cụ phân tích tài chính, phân tích mô hình định lượng như Excel, SPSS, Eviews, Stata và nghiệp vụ phân tích thị trường ngành.

Năm 2023, điểm chuẩn chuyên ngành Tài chính định lượng thuộc khoa Toán kinh tế của Đại học Tài chính - Marketing lấy 23,6 điểm, với 4 tổ hợp xét tuyển (A00; A01; D01; D96).

Đại học Ngoại thương

Nếu bạn đang muốn trở thành nhân viên nghiên cứu và phân tích tài chính, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính thuộc khoa Tài chính - ngân hàng, Đại học Ngoại thương.

Mục tiêu đầu ra của chương trình là giúp sinh viên trở thành chuyên viên thẩm định và đánh giá dự án bất động sản, nhân viên nghiên cứu và phân tích tài chính, tư vấn tài chính, truy thuế kiểm toán, nhân viên quản trị rủi ro đáng tiếc, nhân viên nghiên cứu và phân tích đầu tư. Đồng thời, đối với những sinh viên có thành tích học tập ấn tượng hoàn toàn có khả năng học liên thông với những ngôi trường đại học lớn trên thế giới.

Năm nay, ngành Tài chính - ngân hàng của Đại học Ngoại thương cơ sở phía Bắc lấy mức điểm chuẩn 27.45 điểm với 7 tổ hợp xét tuyển (A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07) và cơ sở phía Nam lấy 27,8 điểm với 4 tổ hợp xét tuyển (A01, D01, D06, D07).

Học viện Ngân hàng

Học viện ngân hàng đào tạo 3 chuyên ngành chính thuộc ngành Tài chính có liên quan đến lĩnh vực phân tích tài chính: Quản lý tài chính, Kinh doanh chứng khoán và Thuế. Khi theo học tại đây, sinh viên sẽ được học những học phần chính như: Định giá gia tài trong doanh nghiệp, Phân tích đầu tư sàn chứng khoán, Phân tích tài chính doanh nghiệp, Quản trị tài chính doanh nghiệp,…

Năm 2023, ngành Tài chính thuộc Học viện Ngân hàng lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 26.05, với 4 tổ hợp xét tuyển (A00; A01; D01; D07).

Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM

Tài chính - ngân hàng là một trong những ngành mũi nhọn đào tạo của Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM, có chương trình học liên quan đến lĩnh vực phân tích tài chính.

Chương trình đào tạo gồm 3 mục tiêu chính: Giúp học viên nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội và những kiến thức chuyên sâu về tài chính - ngân hàng; Nghiên cứu, phân tích, hoạch định và giải quyết những vấn đề gặp phải trong công việc; Tư duy tốt và kỹ năng cần thiết để tự phát triển nghề nghiệp.

Năm nay, Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM xét ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển đối với ngành Tài chính - ngân hàng là 25,59 điểm.

Đại học Kinh tế TP.HCM

Đại học Kinh tế TP.HCM là một trong 15 trường đại học trọng điểm của Việt Nam và nằm trong top 1.000 trường tốt nhất thế giới theo Eduniversal. Nếu bạn muốn trở thành một nhà phân tích tài chính giỏi thì nên theo đuổi một trong hai chuyên ngành Đầu tư tài chính và Tài chính của ngôi trường này.

Năm 2023, Đại học Kinh tế TP.HCM lấy ngưỡng điểm xét tuyển đối với hai chuyên ngành Đầu tư tài chính và Tài chính là 25,7 điểm.

Tuyết Anh ( Tổng hợp)

Tin mới