9
10
11
12
Triều đại phong kiến nhà Trần bắt đầu khi vua Thái Tông lên ngôi năm 1225 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Lý. Triều đại trải qua 175 năm lịch sử với 12 triều vua và chấm dứt khi vua Thiếu Đế khi đó mới 5 tuổi bị ép thoái vị vào năm 1400 để nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quý Ly - tức Lê Quý Ly.
Hoàng hậu bất chính
Hoàng hậu không đẻ được con
Có tình cảm với chị dâu
Bị ép cưới chị dâu
Trần Thái Tông (húy là Cảnh), là con thứ của Trần Thừa, mẹ họ Lê. Năm 8 tuổi, Trần Cảnh được chú là Trần Thủ Độ đưa vào hầu trong cung. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Chiêu hoàng trông thấy thì yêu. Năm Ất dậu 1225, mùa đông, tháng 12, được Chiêu Hoàng nhường ngôi, lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu làm Kiến Trung". Sau hơn 10 năm làm vợ chồng, Lý Chiêu Thánh không sinh được con. Trần Thủ Độ vì thế ép Trần Thái Tông lấy vợ của anh trai là Thuận Thiên công chúa làm hoàng hậu. Khi ấy, Thuận Thiên mang thai 3 tháng với Trần Liễu, chồng bà. Vua Trần Thái Tông trong lòng áy náy, ban đêm ra khỏi kinh thành đến chỗ quốc sư Phù Vân trên núi Yên Tử rồi ở lại đó. Hôm sau, Trần Thủ Độ dẫn các quan đến mời vua trở về kinh sư nhưng nhiều lần bị từ chối. Thủ Độ bèn bảo mọi người "Xa giá ở đâu tức là triều đình ở đó" rồi cắm nêu trong núi sai người xây dựng hoàng thành. Trần Thái Tông sau đó phải thuận theo Thủ Độ về kinh, cưới chị dâu làm hoàng hậu.
Chị em ruột
Lý Chiêu Hoàng và Thuận Thiên công chúa là hai chị em ruột, đều là con của vua Lý Huệ Tông. Người chị gái Thuận Thiên ban đầu được gả cho Khâm Minh đại vương Trần Liễu, là con trưởng của Trần Thừa, anh cả của vua Trần Thái Tông. Việc vua Trần lấy chị dâu, lại là chị gái ruột của vợ cũ làm vợ, khiến người đời chê trách. Sử thần nhà Lê sơ Phan Phu Tiên bàn về việc này: "Tam cương ngũ thường là luân lý lớn của loài người. Thái Tông là ông vua khai sáng cơ nghiệp, đáng lẽ phải dựng phép tắc để truyền lại cho đời sau, lại nghe mưu gian của Thủ Độ, cướp vợ của anh làm hoàng hậu, chẳng phải là bỏ cả luân thường, mở mối dâm loạn đó ư"?
Chị em họ
Cô cháu
Không có quan hệ
Trần Nghệ Tông
Trần Dụ Tông
Trần Dụ Tông là vị vua thứ 11 của nhà Trần. Sau khi vua Trần Hiển Tông mất sớm, Trần Dụ Tông được thượng hoàng Trần Minh Tông đưa lên làm vua năm 1336. Trong giai đoạn đầu có Thượng hoàng Minh Tông triều chính ổn định, nhưng khi vua cha mất, tự mình nhiếp chính, Trần Dụ Tông lao vào những cuộc ăn chơi trác táng. Dù luật pháp triều Trần nghiêm cấm việc đánh bạc, nhưng Trần Dụ Tông vẫn ngang nhiên mở sòng bạc ngay tại hoàng cung để cùng các đại thần chơi trò đỏ - đen, sách Đại Việt sử ký toàn thư viết lại. Khi ấy một sứ giả Phương Bắc phải lắc đầu về thói ăn chơi của vua Trần Dụ Tông, "hoàng đế nước chúng tôi cũng khó sánh kịp".
Trần Anh Tông
Trần Minh Tông
Xây thác nước
Xây vườn thú
Xây kỹ viện
Xây hồ nước
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 10 năm Qúy Mão (1363), Trần Dụ Tông sai người “đào hồ ở vườn ngự trong hậu cung, xếp đá làm núi, bốn mặt đều khai ngòi cho chảy thông nhau. Trên bờ hồ trồng tùng, trúc, thông, tre và các thứ hoa thơm cỏ lạ, nuôi chim quý, thú lạ trong đó. Phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng điện Song Quế, lại gọi tên điện là điện Lạc Thanh, tên hồ là hồ Lạc Thanh. Lại đào riêng một hồ nhỏ khác, sai người ở Hải Đông chở nước mặn chứa vào đó, đem các thứ hải vật như đồi mồi, cua, cá nuôi ở trong hồ. Lại sai người Hóa Châu chở cá sấu đến thả vào. Lại có hồ Thanh Ngư để thả cá thanh phụ (cá diếc). Đặt chức khách đô để trông coi”.
Đua ngựa
Uống rượu
Bản thân nghiện rượu nên vua Trần Dụ Tông cũng thích rủ các quan cùng uống thi. Ai uống thắng được ông thăng chức. Chính chưởng phụng ngự cung Vĩnh An là Bùi Khoan dùng mẹo uống dối được trăm thăng rượu, Dụ Tông tin là thật, nên ban thưởng cho y. Quan gia thích chơi bời, các quý tộc cũng hưởng ứng theo quan gia khiến triều đình rối nát. Bên ngoài xảy ra mất mùa trong nhiều năm.
Đánh bạc
Chèo thuyền
33
Vua Trần Dụ Tông vì ăn chơi vô độ, nên sức khỏe ngày càng suy kiệt. Ông mất vào năm Kỷ Dậu 1369, hưởng dương được đúng 33 tuổi, tổng cộng ở ngôi được 28 năm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết, cũng vì ăn chơi hưởng lạc, Trần Dụ Tông không có con nối dõi, buộc phải nhận Trần Nhật Kiên (con của anh trai Trần Nguyên Dục) làm con nuôi, là người nối dõi. Oái ăm thay, Trần Nhật Kiên lại không phải là con ruột của Trần Nguyên Dục. Bởi mẹ của Trần Nhật Kiên đã mang thai với người chồng họ Dương trước khi trở thành tỳ thiếp của Trần Nguyên Dục. Tên chính thức của Trần Nhật Kiên là Dương Nhật Lễ. Vậy là từ thân phận con một đào hát, Dương Nhật Lễ trở thành hoàng đế nhà Trần. Đây là trường hợp hy hữu trong nghìn năm sử Việt.
43
53
63