Lý Thường Kiệt
Lê Phước Doanh
Hoàng Ngũ Phúc
Hoàng Ngũ Phúc (1713 – 1776) tên thật Hoàng Đình Việp - là danh tướng thời Lê trung hưng. Ông quê ở xã Phụng Công, huyện Yên Dũng (nay là thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang).
Hoàng Ngũ Phúc có công lớn trong việc đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài và tổng chỉ huy cuộc nam tiến đánh Đàng Trong, mở mang đất đai nhà nước Đại Việt xuống tới Quảng Nam.
Hoàng Ngũ Phúc xuất thân là hoạn quan, nổi tiếng là người có nhiều mưu kế.
Nguyễn Phúc Loan
Chúa Trịnh
Theo ngọc phả của họ Hoàng Đình ở Phụng Công, Yên Dũng, Bắc Giang ghi lại, Hoàng Ngũ Phúc từ nhỏ đã mồ côi cha, nhà nghèo, được người cậu ruột nhận nuôi, tự nguyện vào cung làm thái giám từ nhỏ.
Lớn lên trong cung, Hoàng Ngũ Phúc thân cận với chúa Trịnh Doanh và được cất nhắc thăng tiến.
Theo “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, năm 1743, Hoàng Ngũ phúc dâng 12 điều binh pháp lên chúa Trịnh Doanh. Vốn biết Ngũ Phúc là người có tài, Chúa liền cho thi hành. Sau Chúa phong cho ông làm thống lĩnh kỳ binh đạo Hải Dương, cùng Phạm Đình Trọng tiến đánh các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Danh Phương. Hoàng Ngũ Phúc vay tiền trong kho công, tuyển được nhiều người giỏi võ nghệ thiện chiến theo mình, lập nhiều chiến công, dẹp yên được cuộc khởi nghĩa này.
Chúa Nguyễn
Nhà Lý
Nhà Trần
Tể tướng
Thượng thư
Quốc công
Quận công
Nhờ lập công lớn, Hoàng Ngũ Phúc được phong làm Việp quận công, thường gọi là quận Việp. Năm 1754, Thượng thư bộ binh là Phạm Đình Trọng mất sớm, Hoàng Ngũ Phúc trở thành vị tướng cầm quân quan trọng nhất của triều đình, được chúa Trịnh tin tưởng giao cho toàn bộ quân..
Tây Sơn
Năm 1774 chúa Trịnh Sâm cử Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 33 doanh quân, lấy danh nghĩa giúp chúa Nguyễn đánh Tây Sơn để nam tiến. Quân của chúa Trịnh chiếm được Bố Chính, Hoàng Ngũ Phúc cho quân vượt sông Gianh đánh đâu thắng đó.
Thủ lĩnh quân Tây Sơn là Nguyễn Nhạc cho quân tiến ra Quảng Nam đánh chúa Nguyễn, khiến quân Nguyễn phải chạy vào Gia Định. Tháng 4/1775, Hoàng Ngũ Phúc cho quân vượt đèo Hải Vân để vào Quảng Nam. Quân Trịnh tiến đánh quân Tây Sơn ở Cẩm Sa và giành chiến thắng, Nguyễn Nhạc phải cho quân rút về Quy Nhơn.
Nguyễn Nhạc phải cho người đến hàng Hoàng Ngũ Phúc và xin được làm tiên phong cho Ngũ Phúc để đánh quân chúa Nguyễn.
Tống
Ai Lao
Chiêm thành
64
Ngày 17/1/1776, Hoàng Ngũ Phúc mất trên đường về kinh thành, thọ 64 tuổi. Các nhà sử học hiện đại đều nhận định ông là vị tướng tài, bất khả chiến bại, tư duy chiến lược của lịch sử Việt Nam.
65
66
67