Lê Văn Duyệt
Lý Thường Kiệt
Trong sách “Kể chuyện các quan thái giám trong lịch sử Việt Nam” ghi chép, Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) là nhà chính trị quân sự nổi tiếng dưới thời nhà Lý nước Đại Việt. Ngoài tiếng danh tướng quân, ông còn được sử sách đánh giá là một trong những vị thái giám quyền lực nhất lịch sử Việt Nam.
Năm 18 tuổi, Lý Thường Kiệt vào cung giữ một chức nhỏ trong đội kỵ binh. Năm 1041, vua Lý Thái Tông trong khi đi săn tình cờ gặp Lý Thường Kiệt và rất yêu thích tài năng của ông. Vì biết Lý Thường Kiệt đã có gia đình nên vua nói: “Ta thấy ngươi hình dung tài mạo tuyệt vời lại cưỡi ngựa bắn cung giỏi, ta rất muốn bổ ngươi vào ngạch thị vệ để luôn hầu cận bên ta. Nhưng muốn vào cung ngươi phải tự yếm (tịnh thân). Tuy nhiên ta biết ngươi đã có gia đình. Vậy ngươi hãy tự quyết chứ ta không ép”.
Thấy đây là cơ hội để đem tài năng của mình phục vụ cho giang sơn xã tắc, nên Lý Thường Kiệt quyết định nhập cung và bàn với vợ để bà có thể đi tìm hạnh phúc khác. Ngay khi nhập cung, ông đã bị tịnh thân để tiện hầu hạ bên cạnh vua theo lệ triều đình xưa.
Hồ Tấn Phan
Tôn Diệu Đình
20
21
22
23
Năm 23 tuổi (1041), vua Lý Thái Tông cho Lý Thường Kiệt vào ngạch thị vệ để hầu hạ và sung chức Hoàng môn chi hậu - một chức hoạn quan.
Năm 1061, ông được nhà vua giao cầm quân dẹp loạn vùng Ngũ Huyện Giang (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa) và lập được công lớn. Năm 1069, Lý Thường Kiệt được phong làm Đại tướng quân kiêm chức Nguyên soái quân tiên phong cùng em là Tán kỵ võ úy Lý Thường Hiến theo vua Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành.
Ông có công lớn trong việc đánh hạ kinh đô Trà Bàn, chém chết tướng Chiêm Thành và bắt được vua Chiêm Chế Củ nên sau đó được phong là Phụ quốc Thái phó, Phụ quốc Thượng tướng quân, Khai quốc công, Thiên tử nghĩa nam (con nuôi của vua). Ít lâu sau, ông được phong làm Thái úy, đứng thứ hai triều đình sau Thái sư Lý Đạo Thành.
Lý
Lê
Ngô
Theo Giản yếu sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt sinh ra ở làng An Xá, xã Quảng Đức, thành Thăng Long (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội), sau chuyển sang phường Thái Hòa, nội thành Thăng Long (nay thuộc phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội).
Ông vốn họ Ngô, húy là Toàn, tự là Thường Kiệt (lúc làm quan do lập công lớn được ban quốc tính nên đổi sang họ Lý - theo họ của vua). Cha của Ngô Tuấn là Sùng Tiết Tướng Ngô An Ngữ mất năm Ngô Tuấn mới 13 tuổi. Ông được cậu ruột là Tạ Đức nuôi cho ăn học, lớn lên được Tạ Đức đem cô cháu gái yêu là Thuần Khanh gả cho. Ngô Tuấn khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn, có chí khí, thích nghề võ. Hàng ngày, Ngô Tuấn chăm chỉ học hành, đọc sách, luyện cung kiếm. Ông nhanh chóng thành tài và liên tục được thăng chức.
Trần
1
2
3
Lý Thường Kiệt là vị quan đại thần trải qua 3 triều vua nhà Lý: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông
4
Tống
Năm 1072, được tin vua Lý Thánh Tông băng hà, vua mới là Lý Nhân Tông lên nối ngôi còn quá nhỏ, quan quân nhà Tống dưới thời Tống Thần Tông Triệu Húc bèn tính chuyện bành trướng xuống phương Nam, chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Ở những vùng sát biên giới, quan lại nhà Tống hoạt động rất ráo riết.
Sách Lịch sử Việt Nam ghi trước tình hình đó, với cương vị Phụ quốc Thái úy, nắm giữ toàn bộ binh quyền trong tay, Lý Thường Kiệt đã đứng ra đảm đương trước triều đình nhà Lý và trước toàn thể dân tộc một sứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng là tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống. Sau khi cuộc kháng chiến kết thúc, ông được coi là vị tướng đóng góp công lao lớn nhất trong cuộc kháng chiến những năm 1075 - 1077. Từ đó, nhắc đến Lý Thường Kiệt, người ta nhớ đến cuộc kháng chiến chống Tống oai hùng.
Nguyên Mông
Ai Lao
Xiêm
Sông Nhị Hà
Sông Hồng
Sông Như Nguyệt
Mục tiêu của quân Tống khi vào Đại Việt là chiếm kinh thành Thăng Long, sau đó là lăng tẩm, cung điện của nhà Lý. Tính toán đường đi nước bước của quân Tống, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng hệ thống phòng thủ hợp lý vừa bảo vệ được kinh thành Thăng Long, vừa bảo vệ được lăng miếu của các vua nhà Lý được đặt hầu hết ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh).
Sử cũ chép về phòng tuyến này rất sơ lược. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi: "Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh. Đến sông Như Nguyệt đánh tan địch… Người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào theo dọc sông để cố thủ". Tuy vậy, ngày nay qua khảo sát địa hình, người ta thấy được dòng sông Như Nguyệt qua bến đò Như Nguyệt chính là một chướng ngại thiên nhiên lợi hại làm chặn đứng bước tiến quân của quân Tống kéo vào thành Thăng Long từ phía Bắc. Nên tại đây, Lý Thường Kiệt đã cho đắp lũy đất ở bờ phía Nam rồi đóng cọc tre làm dậu ở phía trong để quân Tống không qua được sông.
Sông Tô Lịch
Nam quốc sơn hà
Để cổ vũ tinh thần binh sĩ, Lý Thường Kiệt không đứng trước quân sĩ đọc thơ mà dùng kế sai người giả làm thần nhân nấp ở trong đền thờ Trương Hát bên bờ Nam bến đò Như Nguyệt đọc thơ mắng giặc, báo trước sự thất bại và động viên tinh thần quân sĩ.
Bài thờ: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư", nghĩa là "Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận ở sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời". Sau bài "thơ thần", cuộc chiến chống Tống vẫn tiếp tục. Đến năm 1077, quân Tống rút lui hoàn toàn.
Bình Ngô Đại cáo
Hịch tướng sĩ
Thiên đô chiếu
Thái sư
Tể tướng
Sau chiến thắng quân Tống, Lý Thường Kiệt phò tá vua Nhân Tông chỉnh đốn nội trị, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Sách Giản yếu sử Việt Nam chép, năm 1082, vua Nhân Tông đến tuổi trưởng thành có thể quyết định mọi việc triều đình, Lý Thường Kiệt được cử đi trông coi Ái Châu.
Năm 1101, khi đã 82 tuổi, ông được triệu về kinh nhậm chức tể tướng. Năm 1104, Lý Giác chiếm Diễn Châu. Lý Thường Kiệt bấy giờ đã 85 tuổi vẫn xung phong cầm quân đi dẹp loạn nước Chiêm Thành. Sau khi đánh Chiêm Thành trở về, giữa năm 1105, Lý Thường Kiệt mất. vua Lý Nhân Tông truy phong ông làm Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công. Ông có nhiều công lao đặc biệt to lớn, Lý Thường Kiệt được nhân dân ca ngợi là một trong những anh hùng hào kiệt, vĩ đại nhất của dân tộc.
Thiếu sư
Thái phó