Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vị vua nào lên ngôi sớm nhất sử Việt, 18 tuổi bị anh trai sát hại?

(VTC News) -

Vị vua nhà Lê lên ngôi khi mới hơn 1 tuổi, được hậu thế ca tụng bởi tài trị quốc, nhân đức, nhưng không lâu sau ông lại bị anh trai ruột sát hại, cướp ngôi.

1. Triều đại trải qua nhiều đời vua nhất lịch sử phong kiến Việt Nam?

  • A

    Nhà Lê

    Triều đại nhà Lê tổng cộng 26 vua. Trong đó, nhà Lê sơ có 10 vua và nhà Lê trung hưng có 16 vua. Đây là triều đại phong kiến trải qua nhiều đời vua nhất trong sử Việt. 10 vị vua nhà Lê sơ thuộc 6 thế hệ gồm: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng. Đây là thời kỳ các vua nhà Lê nắm trọn quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam.  Một số tài liệu chép nhà Lê sơ trải qua 11 đời vua. Vị vua còn lại được nhắc đến là Lê Nghi Dân, lên ngôi sau khi lật đổ Lê Nhân Tông. Nhưng chưa tròn một năm, ông bị các đại thần lật đổ vì cho rằng không có tài cán và mang tội phản nghịch. Sau khi bị lật đổ, ông bị giáng làm Lệ Đức hầu và sử sách thường không coi ông là vị quân chủ chính thống của nhà Hậu Lê.  16 vị vua nhà Lê trung hưng bao gồm: Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Thế Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Đế Duy Phương, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông, Lê Hiển Tông và Lê Mẫn Đế (Lê Chiêu Thống).

  • B

    Nhà Trần

  • C

    Nhà Lý

  • D

    Nhà Nguyễn

2. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, người nhỏ tuổi nhất lên ngôi vua là ai?

  • A

    Lê Anh Tông

  • B

    Lê Thái Tông

  • C

    Lê Nhân Tông

    Vua Lê Nhân Tông (tên húy là Lê Bang Cơ), con thứ ba của vua Lê Thái Tông và bà Nguyễn Thị Anh. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông sinh ngày 9/6/1441, sau đó vài tháng thì được lập làm hoàng thái tử. Do vua cha Lê Thái Tông mất sớm, lúc mới 19 tuổi trong vụ án Lệ Chi Viên ngày 4/8/1442 nên Nhân Tông được các đại thần là Trịnh Khả, Lê Thụ và Nguyễn Xí lập lên ngôi. Khi ấy, ông mới 1 tuổi 6 tháng, là vị vua lên ngôi sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhận xét về vua Lê Nhân Tông, Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Vua tuổi còn ấu thơ đã có thiên tư sáng suốt, vẻ người tuấn tú đường hoàng, dáng điệu nghiêm trang, sùng đạo Nho, nghe can gián, thương người làm ruộng, yêu nuôi muôn dân, thực là bậc vua giỏi, biết giữ cơ đồ".

  • D

    Lê Hiến Tông

3. Vua Lê lên ngôi lúc hơn 1 tuổi, triều đình bấy giờ do ai nhiếp chính?

  • A

    Thái sư

  • B

    Hoàng Thái hậu

    Do lên ngôi khi còn nhỏ nên bà Nguyễn Thị Anh - mẹ vua được tôn làm hoàng thái hậu buông rèm nhiếp chính, quyết đoán việc nước. Theo Đại Việt thông sử, các đại thần dâng tờ biểu mong bà buông rèm nhiếp chính nhưng bà không chịu nhận. Quần thần dâng biểu lần thứ tư, bà mới nhận lời. Trong thời gian nhiếp chính, hoàng thái hậu giúp cả nước được bình yên. Đến năm 1453, vua được 12 tuổi, có thể coi chính sự, thái hậu trả lại quyền chính cho vua và lui về hậu cung.

  • C

    Anh trai ruột

  • D

    Các đại thần

4. Ngay sau khi trông coi chính sự, vua Lê Nhân Tông đã có hành động gì cho thấy sự độ lượng của mình?

  • A

    Ân xá thiên hạ

    Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi, ngày 21/2/1453, vua bắt đầu đích thân coi chính sự, đổi niên hiệu, ân xá thiên hạ. "Các điều lệnh ân xá có: tăng chức một bậc cho các công thần Lê Lễ, Lê Bị, Lê Triện. Cấp một trăm mẫu quan điền cho bọn Lê Sát, Lê Ngân, Lê Khả (tức Trịnh Khả), Lê Khiêm và Trịnh Khắc Phục, đồng thời cứu giúp những kẻ không vợ, góa chồng, mồ côi, cô đơn và biểu dương những người chồng nghĩa khí, người vợ trinh tiết". Tháng 3/1454, vua ra thánh chỉ cho xã Đào Xác, huyện Chí Linh, thuộc lộ Nam Sách Thượng rằng: "Vợ góa của Nguyễn Văn Điều là tiết phụ, cho cấp bảng vàng treo ở cổng làng để biểu dương và miễn phu dịch cho 11 người con cháu để phụng dưỡng". Hành động này cho thấy sự quan tâm của vua với dân và sự độ lượng của ông.

  • B

    Miễn thuế 3 năm

  • C

    Miễn đi lính 3 năm

  • D

    Mở rộng bờ cõi

5. Vua Lê Nhân Tông cho đúc tiền đồng loại mới với tên gọi gì?

  • A

    Tiền Nhân Tông

  • B

    Tiền Thái Hoà

  • C

    Tiền Đại Bảo

  • D

    Tiền Diên Ninh

    Trong thời gian làm vua, Lê Nhân Tông cho người đúc tiền Diên Ninh vào năm 1454. Tiền kim loại bằng đồng này được khảo cổ học phát hiện nhiều. Kiểu dáng và kích thước to đẹp giống như tiền của các đời vua Lê trước. Đồng tiền này nặng trung bình 2,96 gram. Vua cũng sai Phan Phu Tiên soạn bộ Đại Việt sử ký từ thời Trần Thái Tông đến khi người Minh về nước vào năm 1455. Ngoài ra, ông còn xuống lệnh khuyến khích nông nghiệp, miễn giảm thuế khóa rất nhiều cho người dân.

6. Vua Lê Nhân Tông bị sát hại lúc 18 tuổi, bởi ai?

  • A

    Cận thần

  • B

    Mẹ ruột

  • C

    Anh ruột

    Lê Nghi Dân là con trưởng của vua Lê Thái Tông và bà Dương Thị Bí. Ông sinh vào tháng 6/1439 và đến tháng 3/1440 được lập làm hoàng thái tử. Lúc ấy, bà Dương Thị Bí được nhà vua đặc biệt yêu quý nên sinh ra kiêu căng, bởi vậy ai cũng ghét. Nhà vua thấy bà xử sự như vậy cũng không ưa, liền giáng làm Minh nghi (hàng thấp của vợ vua). Bà không sửa lỗi lại còn oán hận ra mặt. Vua Lê Thái Tông giận, cho rằng tính khí người mẹ như vậy thì con bà đẻ ra chưa chắc đã là người hiền, bèn giáng bà xuống làm thứ nhân, xuống chiếu ban bố khắp thiên hạ là ngôi thái tử vẫn chưa định. Con bà là Nghi Dân bị truất, xuống làm Lạng Sơn vương. Đồng thời lập Lê Bang Cơ (Lê Nhân Tông) làm hoàng thái tử. Theo Việt sử giai thoại chép, con thứ được lập làm vua nên Lê Nghi Dân lòng sinh oán than, tập hợp hơn một trăm thủ hạ thân tín. Ông còn có nội ứng trong triều là Lê Đắc Ninh, Phạm Đồn, Phạm Ban và Trần Lăng. Đêm 3/10/1459, Lê Nghi Dân quyết định khởi sự thí vua. Ông cùng hạ thủ bắc thang trèo tường và lẻn vào giết chết em trai - vua Lê Nhân Tông.

  • D

    Em ruột

7. Sau khi giết vua cướp ngôi báu, Lê Nghi Dân bị xử trí thế nào?

  • A

    Đi đày

  • B

    Chém đầu

  • C

    Xoá tên khỏi tộc phả

  • D

    Sử sách không công nhận 

    Sau khi giết vua Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân tiếp tục giết bà Nguyễn Thị Anh và một số người khác, rồi tự lập mình làm vua. Bấy giờ, các đại thần như Đỗ Bí, Lê Ê, Lê Ngang, Lê Thụ... đều căm tức, bí mật bàn chuyện lật đổ Lê Nghi Dân, nhưng chẳng may âm mưu bị lộ. Họ đều bị Lê Nghi Dân giết chết. Bọn gian trá, xu nịnh được dịp hoành hành. Ngày 6/6/1460, các bậc đại thần khác là Nguyễn Xí, Lê Lăng, Đinh Liệt, Lê Niệm, Lê Nhân Thuận, Lê Nhân Quý cùng nhiều tướng lĩnh và quan lại đồng lòng giết Lê Nghi Dân và tay chân thân tín. Triều thần đón Lê Tư Thành về, lập làm vua Lê Thánh Tông. Như vậy, ở ngôi chưa được một năm, Lê Nghi Dân đã bị đại thần lật đổ. Sử sách không công nhận Lê Nghi Dân là vị quân chủ chính thống nhà Hậu Lê.

Hà Cường

Tin mới