Lê Túc Tông
Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông (tên húy là Lê Tư Thành, sinh ngày 20/7/1442, là con vua Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Dao. Sách Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả ông khi mới sinh ra "thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".
Năm 1445, Lê Tư Thành được phong làm Bình Nguyên vương, ở kinh sư học cùng các vương khác. Các quan đều thấy Bình Nguyên vương dáng điệu đường hoàng, thông minh hơn hẳn người khác nên cho là bậc khác thường. Bình Nguyên vương lại sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý thánh hiền, ưa điều thiện, thích người hiền.
"Bình Nguyên vương được thái hậu Nguyễn Thị Anh yêu mến như con đẻ và được Lê Nhân Tông coi như người em hiếm có", Đại Việt sử ký toàn thư chép. Đến ngày 8/6/1460, Lê Tư Thành được các đại thần tôn lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thánh Tông, khi ấy 18 tuổi. Ông là vua thứ năm của nhà Hậu Lê (còn gọi là nhà Lê sơ), nếu tính cả Lê Nghi Dân. Lê Thánh Tông ở ngôi đến năm 1497, tổng cộng hơn 37 năm, là vua trị vì lâu nhất nhà Hậu Lê.
Lê Thái Tổ
Lê Hiến Tông
Mở mang bờ cõi
Kinh tế
Văn hoá - Giáo dục
Cả 3 đáp án trên
Trong thời kỳ Lê Thánh Tông nắm quyền, nhà nước Đại Việt phát triển rực rỡ ở mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, quân sự đến giáo dục, văn hóa, xã hội. Vua Lê cho hoàn thiện một bộ luật đồ sộ, tư tưởng dùng luật pháp để trị quốc đặc biệt thành công, hùng mạnh, làm kiểu mẫu cho các đời vua sau noi theo.
Đặc biệt trong thời kỳ này, lãnh thổ Đại Việt được mở rộng đáng kể sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao, Bồn Man. Các thành tựu trong nước và ngoại giao của Lê Thánh Tông đã giúp Đại Việt trở thành quốc gia lớn mạnh trong khu vực, được các nước láng giềng kiêng nể. Thời kỳ này thường được gọi là Hồng Đức thịnh trị, vì diễn ra trong những năm Hồng Đức.
Nguyễn Xí
Nguyễn Bá Kỷ
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết, một lần Quốc tử Tế tửu giám kiêm Văn minh điện Đại học sĩ là Nguyễn Bá Ký thẳng thắn dâng sớ về việc vua làm văn chỉ chuộng lối học phù hoa, vô dụng mà không chú ý kinh, sử.
Đinh Liệt
Nguyễn Trãi
Chém đầu
Treo cổ thị chúng
Ban trăm lượng vàng
Nhận sai
Theo các nhà sử học, ngoài tư chất thông minh, vua Lê Thánh Tông rất ham học hỏi và cầu thị. Thậm chí, ông không ngại nhận sai và xin lỗi các bề tôi.
Tiêu biểu việc Nguyễn Bá Kỷ chê văn thơ, vua Lê Thánh Tông không để bụng mà trả lời rằng: "Nếu ta ưa chuộng văn hoa, không lấy gốc kinh, sử thì còn sách nào nữa? Ta tự xét mình, xét lời ngươi nói thì trong bốn chữ 'phù hoa vô dụng' kia, thực đã gồm cả lòng trung rồi. Thế mà ta lại làm văn mà biện lại, thì ta thực có lỗi. Lúc ấy người đã kịp thời can ngăn, chẳng vì thế mà giữ ý". Vua Lê Thánh Tông vì quý trọng tài đức Nguyễn Bá Ký mà ban hiệu "Vân Phong tiên sinh”.
Khi ông mất, vua sai Tư lễ giám quan Phạm Hổ đem sắc đến dụ rằng: “Ngươi thờ vua trung thành, giữ mình chính trực, sớm tối ở bên ta, nay được 6 năm, lúc thoi thóp rồi mà lòng trung vẫn chưa thôi".
Luật Hồng Đức
Bộ luật Hồng Đức được khởi soạn từ thời vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện dưới thời Lê Thánh Tông. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp luật sơ khai.
Theo Lịch sử Việt Nam, bộ luật có 13 chương và 722 điều bao gồm những quy định về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, về tố tụng, và thậm chí có cả những quy định về luật hành chính. Với Quốc triều hình luật, Lê Thánh Tông đã xác lập một trật tự pháp luật cần thiết và đầy hiệu lực để vừa bảo vệ trật tự nhà nước, xã hội, vừa mở đường an toàn cho sự phát triển lâu bền của chế độ phong kiến tập quyền.
Luật Gia Long
Luật Hình thư
Hoàng Việt luật lệ
Văn Miếu
Quốc Tử giám
Bia tiến sĩ
Chế độ khoa cử ở Việt Nam đạt tới đỉnh cao thịnh vượng dưới triều Lê Thánh Tông. Vua cho tổ chức nhiều khoa thi, lấy đỗ nhiều tiến sĩ, trạng nguyên. Để tôn vinh những người tài và đức của Đại Việt, năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi, đặt trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử giám. Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Các thế hệ và triều đình về sau tiếp tục bổ sung các bia vinh danh mới.
Bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442) do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 có đoạn: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Bởi vậy, các bậc thánh đế, minh vương không ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng".
Đền thờ Chu Văn An
Nguyễn Thị Anh
Nguyễn Thị Hà
Nguyễn Thị Hằng
Năm 1497, vua Lê Thánh Tông qua đời bởi căn bệnh phù thủng. Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", quý phi của vua tên Nguyễn Thị Hằng - con gái của đại thần Nguyễn Đức Trung, trước đó không được vua ân sủng đã sinh lòng ghen tỵ. Khi vua bệnh, bà ta lợi dụng lúc vào thăm, dùng thuốc độc xoa lên vết thương loét khiến bệnh tình Lê Thánh Tông ngày càng nặng.
Ngày 29/1/1497 âm lịch, vua Thánh Tông ngồi tựa ghế ngọc, chỉ định Hoàng thái tử lên kế ngôi. Ngày hôm sau, vua qua đời ở điện Bảo Quang, hưởng thọ 56 tuổi, trị vì quốc gia Đại Việt trong 38 năm (1460-1497). Sách "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục" và nhiều tài liệu lịch sử khác cũng chép chuyện này.
Nguyễn Thị Ngọc