Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vì sao không nên uống nước để chữa cay, ngược lại nên uống sữa?

(VTC News) -

Khi cảm thấy cay xé lưỡi vì ớt, bạn không nên uống nước để chữa, còn việc uống sữa giúp giảm bớt vị cay trong khoang miệng, vì sao?

Trong các mẹo chữa cay, có một mẹo khá hiệu quả, đó chính là uống vài ngụm sữa.

Vì sao khi uống sữa hết cay?

Đầu tiên, chúng ta cần biết nguyên nhân chính tạo nên vị cay của ớt là do capsaicin - một chất không màu, không mùi, tập trung nhiều nhất quanh mô của quả ớt. Thành phần này có đuôi hydrocarbon dài, giúp nó có thể liên kết mạnh với chất lipoprotein nằm trên các điểm thụ cảm (thụ thể) ở lưỡi và khiến lưỡi cảm thấy cay.

Vì vậy, khi ăn các thực phẩm cay, capsaicin sẽ bám vào các thụ thể trên tế bào lưỡi (tế bào có khả năng phát hiện nhiệt độ và gửi thông điệp về cảm giác đau) làm cho lưỡi và khoang miệng có cảm giác cay.

Vì sao uống sữa hết cay?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, capsaicin là chất không tan trong nước nhưng tan được trong cồn và dầu thực vật. Đó là lý do uống nước sẽ không đem lại hiệu quả giảm cay. Thậm chí, thay vì làm giảm cay, nước còn có thể làm lây lan cảm giác cay đến các bộ phận khác trong miệng và tăng độ cay, rát, khát nước.

Trong khi đó, các loại sữa có nguồn gốc từ động vật chứa loại chất béo tên là casein. Chất này có khả năng làm vỡ liên kết giữa capsaicin trong ớt với lipoprotein trên lưỡi, giúp ta cảm thấy bớt cay. Vì vậy, nhiều người thường chọn cách uống sữa để giảm bớt vị cay trong miệng, tuy nhiên, chúng chỉ có khả năng làm dịu vị cay trên lưỡi chứ không thể khiến vị cay từ ớt biến mất hoàn toàn. 

Cách giảm cay khi ăn ớt

Ngoài sữa, bạn còn có thể khắc phục tình trạng cay bằng cách uống nước ngọt, ăn đồ ngọt, muối, uống rượu, nước ấm... Dưới đây là một số thực phẩm giúp giảm vị cay mà bạn có thể sử dụng:

  • Nước đường: Nếu bị bỏng ớt trên cơ thể, hãy bôi trực tiếp đường cát lên vùng da đó, sẽ có hiệu quả giảm nóng rát. Với trường hợp ăn cay, bạn có thể hòa tan đường trong nước ấm rồi dùng dung dịch này súc miệng liên tục cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Nước chanh: Axit trong nước chanh sẽ phản ứng với các chất capsaicin làm cho vị cay giảm nhanh chóng.
  • Rượu: Chất cồn trong rượu có khả năng hòa tan capsaicin, bạn có thể uống một ly bia hay ly rượu nhỏ. Hiệu quả của liệu pháp này không thể so sánh với sữa vì chất cồn chỉ đóng vai trò dung môi hòa tan chứ không thể trung hòa capsaicin. Do đó, cảm giác cay tuy có giảm nhưng sẽ bị mang đi phát tán khắp vùng miệng.
  • Nước ấm: Súc miệng nước ấm là một cách hữu hiệu để làm giảm cay nhanh chóng vì chúng có thể hòa tan chất capsaicin. Lưu ý chỉ dùng nước ấm chứ không quá nóng vì có thể gây bỏng. Bạn nên súc miệng với nước ấm vài lần liên tục.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn tráng miệng bằng các loại trái cây có vị chua để giúp giảm bớt vị cay trên đầu lưỡi, đồng thời thúc đẩy nhu động ruột và kích thích dịch tiêu hóa được tiết tốt hơn. Việc  ăn chocolate, miếng bánh mì hay nắm cơm nhỏ cũng sẽ loại bỏ được chất capsaicin trong ớt khỏi lưỡi. Nếu không có những thứ trên, bạn có thể ngậm chút muối trong miệng hay đánh răng để giảm vị cay.

Hạ Vy (Tổng hợp)

Tin mới