Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Trung Quốc: Tranh cãi gay gắt quyền sở hữu dữ liệu người dùng mạng xã hội

(VTC News) -

Hai “gã khổng lồ công nghệ” Trung Quốc, chủ sở hữu TikTok và WeChat, đang tranh cãi quyết liệt về việc ai có quyền sở hữu dữ liệu của người dùng mạng xã hội.

Người dùng mạng xã hội tạo ra vô số dữ liệu mỗi ngày. Vấn đề ai có quyền sở hữu dữ liệt đó đang tạo ra cuộc tranh gãi giữa ByteDance - chủ sở hữu TikTok và Tencent Holdings - chủ sở hữu WeChat.

Công ty ByteDance cáo buộc Tencent chặn các liên kết đến Douyin trên WeChat và QQ, với lập luận người dùng là chủ sở hữu của dữ liệu mà họ tạo ra.

Người dùng mạng xã hội tạo ra vô số dữ liệu mỗi ngày. (Ảnh: EPA)

Người dùng hoàn toàn có quyền kiểm soát dữ liệu của chính họ, điều này ở trên quyền của nền tảng mạng xã hội… Dữ liệu người dùng không phải là 'sở hữu riêng' của Tencent", ByteDance tuyên bố hôm 2/2.

Các chuyên gia Trung Quốc có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này.

Dữ liệu thuộc về cả người dùng và nền tảng (mạng xã hội)”, ông Yang Dong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Tài chính và An ninh mạng tại Đại học Renmin của Trung Quốc, nói. Ông cho biết dữ liệu thô do người dùng tạo ra đều đã qua công đoạn xử lý của nền tảng mạng xã hội.

Ông You Yunting, làm việc tại văn phòng Luật sư DeBund ở Thượng Hải, cũng đồng ý rằng cả người dùng và Tencent đều có quyền đối với các dữ liệu này: "Tencent sở hữu dữ liệu với sự đồng thuận của người dùng".

"Có hai loại dữ liệu người dùng: Loại có thể xác minh người dùng và loại không có thông tin nhận dạng. Loại thứ nhất thuộc danh mục bảo vệ thông tin cá nhân của Bộ luật Dân sự. Nhưng loại thứ hai không liên quan đến việc bảo vệ thông tin cá nhân. Vì vậy chúng nên thuộc về nền tảng...”, ông Jin Zhenhua, làm việc tại văn phòng luật Hansheng ở Thượng Hải cho biết.

Trong tranh chấp giữa ByteDance và Tencent, vấn đề được chú ý nhất là liệu ảnh đại diện, biệt hiệu cùng các thông tin khác có thể được sử dụng để truy vết một người trong đời thực hay không.

Nếu dữ liệu có thể xác định một người trong cuộc sống thực, thì nó không nên được liệt vào danh sách tài sản thương mại của các nền tảng”, ông Zhenhua nói.

Gần đây, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc hạn chế quyền kiểm soát của các công ty công nghệ đối với dữ liệu người dùng.

Chính quyền Bắc Kinh dự định thông qua Luật ảo mật quốc gia, điều chỉnh việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân. Cơ quan lập pháp ở Thâm Quyến, thành phố nơi Tencent đặt trụ sở đã soạn thảo Luật Bảo vệ dữ liệu khu vực vào tháng 12 năm ngoái. Theo dự thảo, các cá nhân có quyền rút lại quyền sử dụng dữ liệu thuộc về họ bất kỳ lúc nào.

Trần Trang

Tin mới