Cà Mau
Nam Định
Kiên Giang
Đà Nẵng
Theo Tổng cục thống kê, tính đến năm 2023, cả nước có khoảng 7,1 triệu ha trồng lúa. Trong số 63 tỉnh thành, Đà Nẵng là nơi có diện tích trồng lúa ít nhất với 4.600 ha.
Cần Thơ
Cả nước có 5 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ. Cả 5 thành phố đều trồng lúa, trong đó, Cần Thơ diện tích trồng lúa lớn nhất với 216.000 ha.
Đứng thứ hai là Hà Nội với 155.000 ha. Hải Phòng đứng thứ 3 với 55.700 ha. TP.HCM đứng thứ 4 với 16.000 ha và đứng cuối cùng là Đà Nẵng với 4.600 ha.
Hà Nội
TP.HCM
Hải Phòng
An Giang
Đồng Tháp
Kiên Giang
Theo Tổng cục Thống kê, Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu bậc nhất Đông Nam Á. Vùng này sản xuất, xuất khẩu lương thực, cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam với diện tích tự nhiên hơn 4.000 ha.
Riêng về lúa, diện tích gieo trồng của vùng luôn đứng đầu Việt Nam, chiếm khoảng 52% tổng diện tích trồng lúa cả nước. Đóng góp lớn vào sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long phải kể đến các tỉnh: Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp. Ba địa phương này chiếm gần 50% sản lượng lúa toàn vùng.
Theo Cổng thông tin điện tử Kiên Giang, diện tích gieo trồng lúa cả năm 2021 đạt hơn 722.000 ha, sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn.
Thái Bình
Hà Nội
Diện tích trồng lúa của Đồng bằng sông Hồng là 937.000 ha. 4 tỉnh thành Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định có diện tích trồng lúa lớn nhất trong khu vực. Trong đó, Hà Nội nhiều nhất với 155.000 ha. Đứng thứ hai là Thái Bình với 150.000 ha. Nam Định đứng thứ 3 với 141.000 ha. Hải Dương đứng thứ 4 với 108.000 ha.
Thái Bình
Hải Dương
Nam Định
1
2
3
4
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, diện tích trồng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long là 3,8 triệu ha, lớn gấp 4 lần so với diện tích trồng lúa đồng bằng sông Hồng (937.000 ha).