Rong biển là nguyên liệu không thể thiếu trong sushi, kimbap, cơm chiên kim chi hay các món canh. Vậy, rong biển có tác dụng gì?
Rong biển còn gọi hải đới, hải tảo, tảo biển, tên khoa học là Sargassum henslowianum J.Agardh., họ Rong mơ (Sargassaceae). Có nhiều loài rong khác cũng được sử dụng làm thực phẩm hay làm thuốc. Bộ phận dùng là toàn cây khô của một số loài tảo biển. Dược liệu thu hái được rửa bằng nước ngọt để loại muối và tạp chất; phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp.
Bài viết của ThS.BS Hoàng Khánh Toàn trên Báo Sức khỏe & Đời sống đã chỉ ra những tác dụng của rong biển như sau:
Theo nghiên cứu hiện đại, rong biển có tác dụng dược lý khá phong phú như:
Theo y dược học cổ truyền, hải tảo vị đắng mặn, tính lạnh, vào ba kinh phế, tỳ và thận, thường được dùng để chữa lao hạch, u bướu, nhọt mọc ở chính giữa xương sống gần huyệt đại chùy, thân trụ..., phì đại tuyến giáp, tích tụ, thủy thũng, cước khí, sán khí (thoát vị bẹn hoặc bìu), tinh hoàn sưng đau...
Rong biển rất tốt cho sức khỏe.
Sách Bản kinh viết: "Hải tảo lưu khí, phá tán kết khí, giải ung thũng, thủy thũng";
Sách Danh y biệt lục cho rằng, hải tảo có khả năng "chữa bì, lưu khí nhiệt kết, lợi tiểu tiện";
Sách Dược tính bản thảo nhận định hải tảo "chữa sán khí, hạch thũng".
Báo Lao động dẫn nguồn tờ Healthline cho biết, nên ăn rong biển với số lượng vừa phải vì rong biển có tính hàn, giải nhiệt. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dễ xảy ra tác dụng phụ như bị lạnh bụng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy hoặc ngộ độc.
Nên ăn rong biển thường xuyên và đều đặn 2 - 3 lần/tuần để có một sức khoẻ tốt nhất.
Không nấu quá lâu vì rong biển sẽ bị nhừ, hàm lượng dinh dưỡng bị giảm đi rất nhiều.