Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Râu ngô, bông mã đề có tác dụng gì?

(VTC News) -

Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua râu ngô và bông mã đề, vậy râu ngô, bông mã đề có tác dụng gì?

Râu ngô, bông mã đề có tác dụng gì là thắc mắc của không ít người. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng của râu ngô, bông mã đề

Râu ngô

Theo Đông y, râu ngô (bắp) và ruột bấc trong thân cây ngô  vị ngọt và tính bình, tác động vào 2 kinh thận và bàng quang. Râu ngô được dùng làm thuốc trong điều trị nhiều bệnh như: Đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sỏi niệu quản, bàng quang, phù thũng.

Râu ngô cũng được dùng để hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da... Đặc biệt, đây cũng là một trong những loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan hiệu quả nhất. Mỗi ngày nên sử dụng 30 - 60g dạng khô, 100 - 200g dạng tươi.

Trong râu ngô chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin A; vitamin K; vitamin nhóm B: B1, B2, B6 (pyridoxine); vitamin C; vitamin PP; các flavonoid: inositol, axit pantothenic; các saponin; các steroid như sitosterol và stigmasterol; dầu béo; các chất đắng; vết tinh dầu và các chất vi lượng khác.

Vậy nên, có thể coi râu ngô là loại thuốc tự nhiên bao gồm nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp kéo dài tuổi thanh xuân, không độc hại giá thành lại rất hợp lý.

Bông mã đề

Cây mã đề là loại thảo dược sống quanh năm, thân ngắn. Lá mọc thành hình hoa thị, hình trứng với độ dài từ 5-12cm, rộng 3,5-8cm, đầu hơi tù mũi nhọn và gân lá hình cung, mép lá uốn lượn, nguyên hoặc có răng cưa nhỏ, không đều; cuống lá dài từ 5-10cm, loe ở gốc.

Hoa mọc thành một bông dài ở kẽ lá có cán dài hơn lá. Bông mã đề có 4 đài lá ở gốc hoa, xếp chéo nhau và hơi dính ở gốc và là bông lưỡng tính. Quả nang, có hình chóp thuôn dài từ 3,5-4 mm; hạt mã đề hơi dẹt, màu nâu hoặc đen bóng.

Râu ngô, bông mã đề có tác dụng gì?

Râu ngô, bông mã đề có tác dụng gì? 

Bông mã đề

Theo y học cổ truyền, lá mã đề tính mát, vị ngọt. Hạt mã đề vị ngọt nhạt, nhớt, tính mát và quy 4 kinh: can, phế, thận, tiểu tràng có tác dụng thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thũng và thông tiểu tiện.

Dựa trên đó, cây bông mã đề có các tác dụng cụ thể:

  • Lợi tiểu, tăng cường đào thải muối, axit uric và ure ra khỏi cơ thể
  • Kháng khuẩn
  • Trị ho, trừ đờm
  • Làm tăng tiết niêm dịch phế quản, ức chế trung khu hô hấp giúp cho hơi thở sâu và chậm nhờ vào thành phần hoạt chất plantagin
  • Hạt mã đề chứa nhiều polysaccharide rất hút nước, tác dụng nhuận tràng
  • Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
  • Thanh lọc phổi và cai thuốc lá.

Râu ngô

  • Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật và giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
  • Uống nước râu ngô còn có tác dụng hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
  • Sử dụng nước râu ngô hàng ngày thay cho nước chè (trà) rất hiệu quả đối với người bị ứ mật và sỏi túi mật.
  • Uống nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận.Nước râu ngô có hiệu quả tốt trong các trường hợp bị phù có liên quan đến các bệnh về tim mạch.
  • Thường xuyên sử dụng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và sỏi niệu quản. Nó sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
  • Nước luộc râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là những người dễ chảy máu.

Tuy nước râu ngô và bông mã đề rất tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia, người dân không thể sử dụng tùy tiện cây mã đề hay râu ngô để giải khát. Loại cây này có tác dụng đặc biệt đó là nó rất lợi tiểu, song điều đó cũng mang lại tác hại có khi không đáp ứng được cho người sử dụng.

Phụ nữ đang trong chu kỳ mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu ) tuyệt đối không nên dùng nước mã đề uống vì điều này có thể dẫn tới sảy thai. Người thận yếu hay có thể là suy thận mạn tính đặc biệt tuyệt đối không nên dùng loại cây này với bất kỳ mục đích gì. Người khỏe mạnh, hay một người có sức khỏe bình thường hạn chế sử dụng nước mã để vào buổi tối bởi vì điều này sẽ làm ta dậy đi tiểu vào ban đêm.

Nếu từng có tiền sử các vấn đề về gan hoặc các vấn đề về thận, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi uống nước râu ngô để tránh nguy cơ phát sinh những nguy hại cho sức khỏe không cần thiết.

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho vấn đề "Râu ngô, bông mã đề có tác dụng gì?" rồi chứ. 

Vân Anh (Tổng hợp)

Tin mới