Tam thất có 2 loại là Tam thất bắc (Panax pseudoginseng) và Tam thất nam (Stahlianthus thorelii). Sau khi thu hoạch, người ta thường rửa sạch, tách rễ chính, rễ và gốc thân phơi khô.
Tam thất là vị thuốc quý, được sử dụng lâu đời, nhưng không phải trường hợp nào, bệnh nào cũng dùng được tam thất, thậm chí với một số người, dùng tam thất có thể gây hoạ. Vậy những ai không nên uống tam thất?
Tam thất nam (bên trái) và tam thất bắc (bên phải).
Dưới đây là những người không nên uống tam thất.
Phụ nữ có thai
Phụ nữ đang mang thai, nhất là trong 3 tháng thời kỳ đầu không nên sử dụng tam thất. Phụ nữ giai đoạn này đang có những biến đổi về máu và nội tiết khá lớn. Củ tam thất vừa bổ máu sinh huyết nhưng nó cũng có tác dụng tiêu huyết và tiêu u. Vì những lý do đó mà dùng tam thất lúc này không tốt cho cơ thể, thậm chí còn gây sảy thai.
Trong thời kỳ hành kinh
Bột tam thất tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ. Uống trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ dễ gây ra máu nhiều. Tuy nhiên với người bị rối loạn kinh nguyệt thể huyết ứ thì có thể dùng bột tam thất để điều hòa kinh nguyệt.
Những ai không nên uống tam thất là băn khoăn của nhiều người.
Trẻ vị thành niên
Bột tam thất có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ, nên trẻ em trong thời kỳ phát triển, chức năng tạng phủ chưa mạnh, nếu sử dụng bột tam thất không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển.
Người bị cảm mạo
Do tam thất có tính hàn nên người đang bị cảm lạnh không nên sử dụng. Nguyên nhân, tam thất có thể làm cho bệnh cảm lạnh trầm trọng hơn. Khi bị cảm mạo, người bệnh nên uống trà gừng hoặc sử dụng tinh dầu tỏi. Bệnh nhân cũng cần cố gắng giữ ấm cho cơ thể, uống nhiều nước và nghỉ ngơi để cơ thể có thể phục hồi nhanh.
Người mẫn cảm với bột tam thất
Trước khi dùng bột tam thất, chúng ta cần hiểu rõ cơ thể mình xem bị dị ứng không. Sau khi dùng nếu có biểu hiện dị ứng phải ngừng ngay.