Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Những ai không nên ăn rau má?

(VTC News) -

Rau má rất tốt cho sức khỏe nhưng những ai không nên ăn rau má?

Rau má từ lâu được biết đến là một loại rau quen thuộc tốt cho sức khỏe và an toàn. Tuy rau má tốt nhưng có một số người được khuyến cáo không nên ăn loại rau này. Vậy, những ai không nên ăn rau má?

Tác dụng của rau má

Theo thông tin trên web Bệnh viện Vimec, rau má là loại rau rất tốt cho sức khỏe, được dùng như một loại rau sạch với nhiều cách chế biến như dùng làm rau sống, rau luộc, rau xào, nấu canh rau hay làm nước ép rau má.

Trong Y học cổ truyền, rau má là loại thảo dược có nhiều tác dụng hữu ích, được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
  • Bệnh zona
  • Bệnh phong, tả, lỵ
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn),
  • Lao và bệnh sán máng.

Rau má còn giúp điều trị tình trạng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.

Rau má được dùng để chữa lành vùng da bị thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông máu bao gồm cục máu đông ở chân và giãn tĩnh mạch.

Trong dân gian còn sử dụng loài cây này để trị say nắng, viêm amidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống, đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, tiểu đường.

Những ai không nên ăn rau má là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Trong y học Ấn Độ, rau má được coi là một loại thuốc bổ, tăng dinh dưỡng và làm thuốc lợi tiểu.

Một số nghiên cứu cho thấy, loài cây này tác dụng chữa loét đường tiêu hóa, làm liền sẹo bên trong và bên ngoài. Rau má đôi khi được thoa lên da để làm lành da và giảm sẹo, gồm cả vết rạn da do mang thai.

Tuy được đánh giá là an toàn nhưng cũng có một số người được khuyến cáo không nên ăn loại rau này.

Những ai không nên ăn rau má?

Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn rau má:

Theo thông tin trên Báo Lao động, rau má dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ. Lượng dùng cho một ngày của một người bình thường được các nhà khoa học khuyên dùng là 1 cốc nước rau má, tương đương 40g rau má. Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp

Rau má cũng có tác dụng làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc khi uống rượu. Dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận.

Rau má là loại rau tính hàn, công dụng giải nhiệt. Sử dụng nhiều cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người có thân nhiệt thấp và hay lạnh bụng thì càng dễ tiêu chảy. Những trường hợp nầy chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống.

Theo BS Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, chưa có nghiên cứu nào nói rằng dùng quá nhiều rau má và dùng với lượng bao nhiêu thì có thể gây bệnh, nhưng theo quy luật bình thường thì dùng cái gì quá nhiều cũng không tốt, kể cả thức ăn thường ngày.

Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu. Vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều. Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.

Như vậy, rau má rất tốt nhưng khi sử dụng cũng cần phải tìm hiểu kỹ thông tin những ai không nên ăn rau má để tránh xảy ra những điều không mong muốn.

Thanh Thanh (Tổng hợp)

Tin mới