Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Người phụ nữ tài sắc nào từng 3 lần từ chối làm vợ vua?

(VTC News) -

Đây là người phụ nữ tài sắc từng 3 lần từ chối lấy vua Lê Hoàn, vua phải đích thân về làng để hỏi cưới.

1. Người phụ nữ tài sắc nào từng 3 lần từ chối làm vợ vua Lê Hoàn?

  • A

    Bà Chúa Hến

    Bà Chúa Hến tên thật là Phạm Thị Hến, quê ở làng Tó, Tả Thanh Oai (Hà Nội ngày nay). Do khi còn trẻ thường mò cua bắt hến bên bờ sông Nhuệ, sau lại thành hậu phi của vua Lê Hoàn, bà được người dân gọi là Chúa Hến.
    Theo sách Sử Việt những bất ngờ lý thú chép, trên đường đi đánh giặc xâm lăng, 2 lần vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) gặp bà đang cấy lúa, đem lòng cảm mến người con gái xinh đẹp, nết na, lại có tài văn phú. Sau khi đánh thắng giặc trở về, vua 3 lần sai người đến làng Tó đón bà Chúa Hến về cung làm phi thiếp. Tuy nhiên cả 3 lần bà đều từ chối về cung làm vợ vua. 

  • B

    Bà Chúa Tó

  • C

    Lê Thị Liễu

  • D

    Dương Thị

2. Lý do bà Bà Chúa Hến từ chối làm vợ vua?

  • A

    Đã có chồng

  • B

    Không muốn làm vợ vua

    Theo sách Sử Việt những bất ngờ lý thú, thực lòng bà Chúa Hến không hề muốn làm vợ vua nhưng do sự nhiệt thành của vua Lê Đại Hành nên bà không thể khi quân từ chối.

  • C

    Đã có đính ước với người khác

  • D

    Cha mẹ ngăn cản

3. Để được Bà Chúa Hến chấp nhận làm vợ, vua Lê Đại Hành phải chấp thuận mấy điều kiện?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

    Theo Đại Việt sử ký toàn thư, muốn rước Bà Chúa Hến về làm vợ, đích thân vua Lê Đại Hành phải về làng Tó quê bà đón thì bà mới ưng thuận với 3 điều kiện gồm: Làm lễ lớn tế cha bà 3 ngày trước khi đón dâu; lễ cưới phải tổ chức ngay tại làng Tó; địa vị của bà phải ngang hàng với 4 hoàng hậu của nhà vua.
    Vì quá yêu người con gái đẹp người, đẹp nết, vua Lê Đại Hành đã chấp nhận cả 3 điều kiện. Ngay sau đó, bà Phạm Thị Hến được phong là hoàng hậu của triều Lê (Phạm Hoàng hậu). 

  • D

    4

4. Bà Chúa Hến mất năm bao nhiêu tuổi?

  • A

    35

  • B

    36

  • C

    37

    Sau nhiều năm sinh sống bên vua, bà không thể sinh được người con nào. Buồn tủi, bà xin về quê sinh sống rồi mất tại quê nhà khi mới chỉ 37 tuổi. Tưởng nhớ bà chúa tài hoa, dân làng đã lập đền thờ bà ngay tại quê nhà. Nơi thờ bà ngày nay vẫn còn, đó là đình làng Hoa Xá.
    Điều thú vị là ngôi đình được dựng trên chính nền cũ ngôi nhà kết hoa (Hoa Xá), nơi diễn ra đêm tân hôn giữa vị hoàng đế anh hùng và cô thôn nữ làng Tó năm nào; tên làng cũng vì thế còn được gọi là làng Hoa Xá.

  • D

    38

5. Vua Lê Đại Hành có bao nhiêu hoàng hậu?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

    Vua Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu, gồm: Đại Thắng Minh Hoàng hậu (Dương thị), Phụng Càn Chí Lý Hoàng hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng Hậu, Trịnh Quắc Hoàng hậu và Phạm Hoàng hậu.
    Ông có 11 người con trai, trong các hoàng hậu thì Đại Thắng Minh Hoàng hậu (Dương Vân Nga) là đặc biệt nhất. Bà là người duy nhất làm hoàng hậu hai triều, triều Đinh và Tiền Lê. Chính sử không cho biết hai người này có bao nhiêu con nhưng họ có một người con gái là công chúa Lê Thị Phất Ngân, một người con nuôi và một người con gái.

6. Vua Lê Đại Hành lên ngôi năm bao nhiêu tuổi?

  • A

    37

  • B

    38

  • C

    39

    Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết, Lê Hoàn mồ côi cả cha lẫn mẹ, được một người họ Lê ở làng Mía (nay thuộc xã Xuân Tân, Thọ Xuân) nhận làm con nuôi. Đến tuổi trưởng thành, đất nước đang loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn trở thành dũng tướng có tài cầm quân được Đinh Bộ Lĩnh tin tưởng. Ông làm quan nhà Đinh đến chức Thập Đạo tướng quân. 
    Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị sát hại, Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi lên nối ngôi. Trước nguy cơ đất nước bị nhà Tống xâm lược, các quân sĩ và Dương Thái hậu đồng tình cho Lê Hoàn lên làm vua thay thế vị vua quá nhỏ tuổi.
    Tháng 7 năm Canh Thìn (980), Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua, mở đầu vương triều Tiền Lê và bắt đầu tổ chức chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Khi đó, vua 39 tuổi.

  • D

    40

Khánh Sơn

Tin mới