Mạc Hiển Tích
Chu Văn An
Khương Công Phụ
Phạm Quý Thích
Phạm Quý Thích (1760-1825) quê làng Hoa Đường, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), sau cùng gia đình chuyển lên Thăng Long (nay là Hà Nội) sinh sống.
Năm 15 tuổi, Phạm Quý Thích đỗ đầu kỳ thi khảo thí của huyện. Ông được con trai chúa Trịnh cho gọi vào phủ làm Gia thần (kẻ giúp việc nhà cho quan - quyền hồi xưa), nhưng khéo léo từ chối và tiếp tục dùi mài kinh sử.
19
Năm 19 tuổi, Phạm Quý Thích đỗ tiến sĩ và được nhà Lê giao cho giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình như: Đông các hiệu thư, Hàn lâm viện hiệu thảo, Kinh Bắc đạo Giám sát ngự sử...
Thời gian này, tiến sĩ trẻ thường phụng mệnh vua sửa chữa các bài tế, cáo, thơ, văn và tuyển chọn nhân sự cho triều đình. "Ngay từ khi đó, ông đã có ý thức chăm lo việc giáo dục, đào tạo nhân tài để có được người giỏi ra làm việc nước", cuốn Những người thầy trong sử Việt viết.
20
21
22
Không phục sự trả thù tàn khốc của vua nhà Nguyễn với nhà Tây Sơn
Năm 1802 khi được vua Gia Long (Nguyễn Ánh) gọi vào Huế giữ chức quan phụng sự triều đình, Phạm Quý Thích từ chối vì không phục sự chinh chiến tàn khốc của vị vua mở đầu triều Nguyễn này với vua, quan Tây Sơn. Dù vậy, Phạm Quý Thích vẫn bị buộc nhận chức Thị trung học sĩ.
Năm 1811, vua Gia Long lại triệu Phạm Quý Thích về kinh đô Huế, giao việc chép sử. Ông được bổ nhiệm làm Giám thị trường thi Sơn Nam, được nhiều nhân tài cho triều đình, được giới sĩ phu tin phục. Sau 2 năm, Phạm Quý Thích lại cáo bệnh xin nghỉ. Ông trở lại Thăng Long, mở trường dạy học.
Lần thứ ba ông Phạm Quý Thích từ chối chức quan của triều Nguyễn vào năm 1821, đời vua Minh Mạng. Khi đó, ông 61 tuổi, mắc bệnh, nên được miễn nhậm chức.
Ông lo sợ triều Nguyễn không trọng dụng nhân tài
In giấy, phát Truyện Kiều tới từng trường học
Khắc ván in Truyện Kiều lưu giữ cho đời sau
Làm bạn tâm giao của Đại thi hào Nguyễn Du nên khi Truyện Kiều được viết ra, Phạm Quý Thích là một trong những người đầu tiên "thẩm định" tác phẩm. Ông đem khắc ván in và cùng đưa ra bình phẩm với học trò.
"Phạm Quý Thích là một trong những người góp công lớn trong việc gìn giữ văn bản Truyện Kiều cho đời sau... Ở đây, vai trò của Phạm Quý Thích với tư cách người quảng bá tác phẩm là vô cùng quan trọng", cuốn Những người thầy trong sử Việt đánh giá.
Vũ Tông Phan
Tiến sĩ Phạm Quý Thích, người thầy của nhiều danh sĩ Bắc Hà nổi tiếng như Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu (Thần Siêu), ông Nghè Đông Tác Nguyễn Văn Lý, Bà Huyện Thanh Quan...
Nhà ông là nơi lui tới của các nhà khoa bảng, các danh sĩ cùng chí hướng, trong số đó có đại thi hào Nguyễn Du.
Khương Công Phụ
Lê Văn Thịnh
Bùi Quốc Khái
Đoạn trường tân thanh đề từ
Đoạn trường tân thanh đề từ - là bài thơ vịnh Kiều của Phạm Quý Thích. "Đồng thanh tương ứng, đồng bệnh tương liên", Phạm Quý Thích cảm thông với thân phận nàng Kiều, đã viết ra bài thơ vịnh Kiều nổi tiếng, bản dịch ra chữ Nôm như sau:
"Giọt nước Tiền Đường chẳng rửa oan
Phong ba chưa trắng nợ hồng nhan
Lòng còn tơ vướng chàng Kim Trọng
Vẻ ngọc chưa phai chốn thủy quan
Nửa giấc Đoạn trường tan gối điệp
Một dây bạc mệnh dứt cầm loan
Cho hay những kẻ tài tình lắm
Trời bắt làm gương để thế gian".
Vịnh Kiều