Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Mang dao gọt trái cây đi đường có bị phạt không?

(VTC News) -

Người dân mang theo dao gọt trái cây chỉ với mục đích sử dụng thông thường thì sẽ không bị xử phạt nhưng mang dao nhằm mục đích vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt.

Dao là vật dụng quen thuộc, phục vụ các hoạt động của đời sống con người. Đây là vật dụng cần thiết, mang tính thiết yếu cao về công dụng sử dụng. Chính vì tính phổ biến của nó nên con người thường cầm theo dao để mang theo sử dụng.

Dao gọt trái cây là vật dụng thường thấy trong các gia đình.

Theo quy định tại điểm b Khoản 7 Điều 14 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cá nhân mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Theo quy định nói trên, nếu cá nhân, tổ chức có hành vi tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ bao (trong đó có dao găm) thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, biện pháp xử phạt này chỉ được áp dụng nếu cá nhân, tổ chức tàng trữ, cất giấu vũ khí thô sơ (dao găm) nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.

Nếu cầm theo dao găm là vi phạm, tuy nhiên nếu cầm theo dao gọt trái cây đi đường thì cần phải xét đến 2 trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Dao gọt trái cây thực chất không phải là vũ khí bị cấm sử dụng theo quy định của pháp luật. Do đó, việc cá nhân mang theo dao là việc làm không bị cấm. Tuy nhiên, trong trường hợp bị cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, cá nhân mang theo dao gọt trái cây cũng phải giải thích, lý giải về việc sử dụng, mang theo dao của mình.

Cơ quan chức năng sẽ xem xét tính đúng đắn trong lời khai, từ đó đưa ra phán đoán xem đối tượng theo dao có dấu hiệu thực hiện hành vi trái pháp luật hay không.

Nếu cá nhân mang dao trái cây quả nhằm mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý. (Ảnh minh họa)

Trường hợp thứ hai: Khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra những cá nhân liên quan. Lúc này, nếu cá nhân mang dao gọt trái cây bên người, khi được hỏi mà không trả lời được rõ lý do mang dao theo để làm gì thì sẽ được điều tra làm rõ.

Như vậy, nếu người dân mang theo dao gọt trái cây chỉ với mục đích sử dụng thông thường thì sẽ không bị xử phạt. Ngược lại, nếu cá nhân mang dao này nhằm mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho mọi người xung quanh thì sẽ bị xử lý.

Hay nói cách khác, mục đích để xác định hành vi mang theo dao gọt trái cây của các cá nhân có vi phạm pháp luật hay không là mục đích sử dụng của họ.

BẢO LINH (Tổng hợp)

Tin mới