Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Chuyến thăm Việt Nam, Indonesia của ông Suga đáng mong đợi

(VTC News) -

Trên Japan Times, ông Kuni Miyake - Cố vấn đặc biệt cho Nội các Nhật Bản, cho rằng chuyến thăm Việt Nam và Indonesia của tân Thủ tướng Suga là sự kiện đáng mong đợi.

Trong bài viết trên tờ Japan Times, ông Kuni Miyake, Chủ tịch Viện Chính sách Ngoại giao và hiện là Cố vấn đặc biệt cho Nội các Nhật Bản, đã đưa ra nhận định, chỉ ra lý do Thủ tướng Suga chọn Việt Nam và Indonesia là điểm dừng chân trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới. Theo ông Kuni Miyake, chuyến thăm này có rất nhiều ý nghĩa và rất đáng mong đợi.

Thủ tướng Suga Yoshihide đã và đang trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Việt Nam và Indonesia. Các nhà báo Nhật Bản và nước ngoài thắc mắc, đặt nhiều câu hỏi liên quan đến chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Suga như vì sao ông chọn Việt Nam và Indonesia mà không đến thăm Mỹ, Trung Quốc hay Hàn Quốc, hay chuyến đi này của ông liệu có ý nghĩa như thế nào?

Không phải Mỹ, Trung Quốc, hay Hàn Quốc?

Kể từ năm 1945, thăm Washington là một trong những ưu tiên hàng đầu của các tân Thủ tướng Nhật Bản. Tuy nhiên, vào năm 2020, điều đó lại không xảy ra.

Trong thời điểm cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ mới đang diễn ra và đại dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, lựa chọn của ông Suga lúc này không phải là Mỹ.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. (Ảnh: Reuters)

Nhật Bản lập luận rằng, Tokyo luôn tìm cách thúc đẩy tầm nhìn về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở về luật pháp, tự do hàng hải và hàng không. Đặc biệt là giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình, xây dựng mối quan hệ ổn định với Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

Theo quan điểm của Chủ tịch viện Chính sách đối ngoại Nhật Bản Kuni Miyake, việc chọn thăm Bắc Kinh và Seoul đều không phải là ưu tiên của ông Suga. Trước đó, chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bị hoãn lại. Thời điểm hiện tại, quan hệ chính trị giữa Tokyo và Bắc Kinh không thực sự mặn nồng.

Đến thăm Hàn Quốc cũng không thích hợp ở thời điểm này. Bởi trước đó, vào ngày 13/10, Kyodo News đưa tin: “Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc có thể không được tổ chức trong năm nay vì Tokyo đưa ra thông báo ông Suga sẽ không tham dự trừ khi có sự nhượng bộ của Hàn Quốc liên quan đến việc bồi thường lao động thời chiến tranh”.

Chọn Việt Nam và Indonesia?

Báo chí Nhật Bản cho rằng lựa chọn Đông Nam Á là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du của ông Suga là cách tiếp cận hợp lý. Chuyến thăm các nước thành viên ASEAN của ông Suga diễn ra khi Nhật Bản tìm cách “tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa đồng minh an ninh chính là Mỹ và đối tác thương mại lớn nhất của họ - Trung Quốc”.

Một số ý kiến cho rằng “Việt Nam là chủ tịch ASEAN năm nay, và Indonesia là thành viên của nhóm 20 nền kinh tế lớn”. Đó là một lý do ông Yoshihide Suga chọn thăm Việt Nam và Indonesia sau khi nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản.

Thời điểm thích hợp

Môi trường quân sự và chính trị trong khu vực ASEAN đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Tầm nhìn của “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP) tạo cơ sở cho một đấu trường ổn định và thịnh vượng hơn ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

Những nỗ lực của Nhật Bản nhằm nâng cao tầm nhìn về FOIP, tập trung hơn vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa hoặc thực thi pháp luật. Chuyến công du đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản Suga đến Việt Nam và Indonesia đang là sự kiện đáng mong đợi.

Mỹ thúc đẩy quan hệ các nước ASEAN

Trong khi Thủ tướng Suga thăm Jakarta, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto có chuyến thăm Mỹ từ ngày 15-19/10 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper.

Chuyến thăm của ông Prabowo Subianto tới Washington đặc biệt quan trọng vì trong hai thập kỷ qua, ông Subianto đã hai lần bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ bởi cáo buộc vi phạm nhân quyền. Giờ đây, Washington dường như đã thay đổi cách nhìn về quá khứ của Subianto để thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương chặt chẽ hơn với Indonesia.

Hôm 23/9, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị - quân sự, ông R. Clark Cooper, đã họp trực tuyến, thảo luận hợp tác an ninh song phương tại cuộc Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam - Mỹ lần thứ 11.

Cuộc họp tập trung thảo luận về các vấn đề hợp tác an ninh, thương mại quốc phòng, an ninh hàng hải và gìn giữ hòa bình. Cuộc đối thoại diễn ra chưa đầy một tháng trước chuyến thăm của Thủ tướng Suga. Đó được coi là một phần trong những nỗ lực mới của Mỹ nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng với các thành viên ASEAN.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng về chính sách của Mỹ đến thăm Singapore và cùng Bộ trưởng Quốc phòng Singapore chủ trì cuộc đối thoại về chính sách, an ninh, chiến lược giữa Singapore và Mỹ lần thứ 11.

Năm ngoái, Mỹ và Singapore đã gia hạn thỏa thuận quốc phòng năm 1990 thêm 15 năm, đến năm 2035. Các nỗ lực hợp tác quốc phòng của Washington trong khu vực có thể sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

Trong khi đó, vào tuần trước, quân đội Trung Quốc đã lớn tiếng cáo buộc một tàu chiến của Mỹ xâm phạm lãnh hải gần quần đảo Hoàng Sa. Mục đích của Mỹ là tiếp tục thách thức các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Anh Phương

Tin mới