Nấm mốc xuất hiện ở khắp mọi nơi, phát triển mạnh trong điều kiện ấm áp và ẩm ướt. Ngoài trời nấm mốc thường ở khu vực ẩm ướt, râm mát hoặc những nơi mà lá cây hay thảm thực vật khác đang phân hủy. Còn trong nhà nấm mốc có thể được tìm thấy ở nơi có độ ẩm cao như: Dưới tầng hầm, trong phòng tắm, nhà bếp hay trên tường vào mùa nồm.
Nếu để cơ thể tiếp xúc với môi trường có nấm mốc sẽ có nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Một số độc tố từ nấm mốc có thể dẫn đến tình trạng rối loạn thể chất và gây ảnh hưởng tinh thần nghiêm trọng. Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị ngộ độc nấm mốc rất dễ nhận ra nếu bỏ qua sẽ cực kì nguy hiểm.
Thường xuyên đau nhức đầu
Thường xuyên đau đầu là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của ngộ độc nấm mốc. Khi làm việc hoặc ngồi trong không gian có vi khuẩn nấm mốc và hít thở không khí, đầu sẽ bắt đầu nhói. Điều này cho thấy cơ thể đang cố gắng chống lại những bào tử xâm nhập vào hệ thống.
Chảy nước mắt, ngứa mắt
Chảy nước mắt và ngứa là một dấu hiệu khác của ngộ độc nấm mốc. Độc tố nấm mốc có trong không khí có thể dễ dàng xâm nhập vào mắt. Khi các độc tố nấm mốc tiếp xúc với các tế bào trong mắt, chúng khiến mắt bị chảy nước và trở nên ngứa ngáy.
Nấm mốc có thể gây ngộ độc, nguy hiểm tính mạng. (Ảnh minh họa)
Ho quá nhiều
Khi ho quá nhiều người bệnh cũng nên tìm ra nguyên nhân bởi nấm mốc cũng có thể khiến người bệnh bị ho nhiều. Trong đó, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người bị rối loạn hệ hô hấp hoặc miễn dịch có nguy cơ cao bị ho khi tiếp xúc với nấm mốc.
Các cơn hen suyễn thường xuyên
Các bào tử nấm mốc có thể lắng đọng trên lớp niêm mạc mũi và gây ra bệnh hen suyễn. Tiếp xúc với nấm mốc có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn ở những người đã mắc bệnh hen suyễn trước đó, các cơn hen suyễn có thể kéo dài hơn và nặng hơn.
Vấn đề tiêu hóa
Nếu tiếp xúc nhiều với nấm mốc thì có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa. Hệ thống tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng bởi độc tính nấm mốc khi hít phải các chất độc hại như mycotoxins do nấm mốc tạo ra. Mycotoxins cũng có thể được hấp thu qua da, từ đó có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Đau khớp
Nếu sống trong một ngôi nhà có nhiều nấm mốc và thường bị đau khớp, nó có thể là do độc tính nấm mốc. Cơn đau thường giống như viêm khớp dạng thấp hoặc đau cơ xơ hóa.
Thường xuyên mất ngủ
Độc tính từ nấm mốc còn ảnh hưởng tới đường mũi nên gây kích ứng và viêm nhiễm. Chính điều này cũng làm cản trở giấc ngủ và thường xuyên bị mất ngủ.
Video: Ăn nhiều kẹo dẻo vitamin có thể ngộ độc, rụng tóc?
Phát ban da
Các bào tử trong nấm mốc độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể của bạn thông qua các lỗ chân lông trên da. Hiện tượng phát ban có thể gây ngứa, trầy xước da, thậm chí còn làm tăng cao nguy cơ nhiễm trùng da.
Để ngăn ngừa bị ngộ độc nấm mốc, các tổ chức y tế hàng đầu của Mỹ khuyến cáo rằng cần giữ nhà cửa thật gọn gàng, đảm bảo việc lưu thông tốt không khí trong nhà, đặc biệt là nhà bếp và phòng tắm. Giữ khô ráo các đồ vật mà nấm mốc dễ dàng hội sinh sôi như: Thiết bị phòng tắm, máy giặt, máy rửa bát, bồn rửa…Sử dụng máy sưởi dầu hoặc máy hút ẩm để kiểm soát độ ẩm trong nhà tốt hơn.