Hiện tượng này xảy ra lúc 19h30.
Một phân tích từ NASA cho biết quả cầu lửa lướt qua bờ biển Bắc Carolina với tốc độ 51.500 km/h.
Các thiên thạch thường đi vào bầu khí quyển của Trái đất với vận tốc 40.000 - 260.000 km/h. Nhưng chúng thường "giảm tốc nhanh chóng" khi di chuyển trong bầu khí quyển.
Video: Cầu lửa thắp sáng bầu trời Mỹ
Theo NASA, quả cầu lửa trên di chuyển được 41 km qua tầng khí quyển trên của Trái đất sau đó tan vỡ ở độ cao 45 km phía trên thị trấn Morehead của Bắc Carolina.
Các chuyên gia cho biết cầu lửa là các thiên thạch "đặc biệt sáng". Chúng còn sáng hơn cả sao Kim - hành tinh sáng nhất trong hệ mặt trời.
Thông thường, cầu lửa được quan sát thấy vào ban đêm. Các trường hợp nhìn thấy cầu lửa vào ban ngày là có nhưng hiếm khi xảy ra.
Theo AMS, "vài nghìn" quả cầu lửa xuất hiện trong bầu khí quyển Trái đất mỗi ngày. Phần lớn chúng xuất hiện trên các đại dương và các khu vực không có dân cư sinh sống.
Các quả cầu lửa thường không còn nguyên vẹn khi đi qua bầu khí quyển của Trái đất.