Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vị thái tử nào tư thông với phi tần của cha, bị phế truất và giam vào ngục?

(VTC News) -

Con trai trưởng của vua Lý Anh Tông, dù được phong làm Đông cung thái tử, nhưng phạm phải tội vô đạo tư thông với phi tần của cha, bị phế truất, giam vào ngục.

1. Vị vua nào nhà Lý lên ngôi khi vừa tròn 3 tuổi, trước linh cữu của tiên hoàng?

  • A

    Lý Cao Tông

    Lý Cao Tông, tên húy là Lý Long Trát (hay Lý Long Cán) sinh ngày 25 tháng 5 năm Quý Tỵ (1173). Đến mùa thu, tháng 7 năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, thái tử Long Trát lên ngôi trước linh cữu, khi ấy 3 tuổi.  

  • B

    Lý Thái Tổ

  • C

    Lý Thái Tông

  • D

    Lý Nhân Tông

2. Vua Lý Cao Tông là con trai thứ mấy?

  • A

    5

  • B

    6

    Vua Lý Anh Tông có 6 người con, trong đó, Lý Cao Tông là con út. Theo thông lệ của các đời vua trước để lại sẽ lập con trai trưởng làm người kế vị. Tuy nhiên, con trai trưởng của vua Anh Tông là thái tử Lý Long Xưởng bị phế truất, nên ngôi vua được truyền lại cho con út Cao Tông.

  • C

    7

  • D

    8

 3. Vị thái tử nào bị phế truất do thông dâm với phi tần của vua Lý Anh Tông?

  • A

    Lý Long Ích

  • B

    Lý Long Hoa

  • C

    Lý Long Xưởng

    Lý Long Xưởng sinh năm 1151. Ngay sau khi chào đời, Long Xưởng được vua phong tước Hiển Trung vương rồi lập Đông cung thái tử, chuẩn bị sẵn ngôi kế vị.
    Tuy nhiên, khi vào tuổi trưởng thành, Long Xưởng là người ăn chơi phóng dật, vua Lý Anh Tông dần dần cảm thấy chán nản với con trai mình. Những tưởng chỉ dừng lại ở việc ăn chơi nhưng Long Xưởng trở nên vô đạo hơn nữa khi tư thông với phi tần của phụ hoàng. Đây được xem là đỉnh điểm cho sự chịu đựng, Lý Anh Tông đã phế truất ngôi Thái tử, bắt giam vào ngục.
    Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Khi vua Lý Anh Tông ốm nặng, hoàng hậu họ Đỗ xin lập thái tử Lý Long Xưởng kế vị. Vua nói: Làm con bất hiếu, dám thông dâm với phi thần của cha thì trị dân làm sao được? Ít lâu sau, nhà vua băng hà, để lại di chiếu cho Lý Long Trát (Lý Cao Tông) lúc này 3 tuổi lên ngôi và giao cho Tô Hiến Thành phò tá ấu chúa".

  • D

    Lý Long Minh

4. Vua Lý Cao Tông nổi tiếng trong sử sách là vị vua thế nào?

  • A

    Yêu dân như con

  • B

    Có tài thao lược, chiến đấu

  • C

    Trọng hiền tài, nho học

  • D

    Xa hoa trụy lạc

    Thời vua Lý Cao Tông, triều chính suy yếu trầm trọng, loạn lạc nổi lên khắp nơi do người đứng đầu triều đình xa hoa trụy lạc. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại “vua chơi bời vô độ, hành chính không rõ ràng, giặc cướp nổi lên như ong, đói kém liền năm”.
    Sách Việt sử lược ghi vua “rất ham của cải lợi lộc, lấy việc bán quan buôn ngục làm chính sự”. Mỗi khi có vụ kiện tụng, vua thường lợi dụng, vì thế “kho đụn của nhà nước của cải chất như núi, còn bách tính thì kêu ca, oán thán. Giặc cướp nổi lên như ong".
    Vua Lý Cao Tông lại có tính thích chơi bời, du ngoạn, yến ẩm. “Nhà vua thường ra ngoài cung Hải Thanh. Đêm nào cũng sai nhạc công gảy đàn Bà Lỗ, hát khúc hát theo điệu Chiêm Thành, tiếng nghe ai oán, thảm thiết, tả hữu nghe hát đều rời nước mắt. Tăng phó Nguyễn Thường nói với vua rằng Tôi thấy bài tự Kinh Thi có nói: Âm nhạc của nước loạn nghe như thương như nhớ, vì nhân dân nước ấy bị khốn cùng. Nay chúa thượng dong chơi vô độ, chính sự giáo hóa sai trái lìa tan, dân đen buồn khổ đến thế là cùng. Mà ngày nay nghe âm nhạc ai oán, đó chẳng phải là điềm nước loạn, nước mất hay sao”.
    Năm 1203, Cao Tông còn cho xây dựng một loạt điện, thềm trước kinh thành. Ngay cả những năm loạn lạc nhất, đường sá bị tắc nghẽn mà vua vẫn thích rong chơi, nhưng không đi đâu được, bèn sai làm hành cung Ứng Phong, Hải Thanh, hàng ngày đem bọn cận thần, cung nữ, phường tuồng chèo thuyền bé làm nghi vệ như vua ngự đi chơi đâu đó. Rồi sai lấy sáp ong bọc những tấm lụa và các thứ hải vật thả xuống ao rồi sai người lội xuống mò lên giả làm đồ vật dưới long cung đem dâng…

5. Nhận ra thói ăn chơi xa hoa của mình, vua Lý Cao Tông làm gì để chuộc lỗi?

  • A

    Đại xá toàn thiên hạ

  • B

    Miễn thuế cả nước

  • C

    Xuống chiếu xin lỗi nhân dân

    Lý Cao Tông ăn chơi sa đọa khiến đất nước suy kiệt, giặc cướp nổi lên. Sau nhiều lần được cáo đại thần khuyên ngăn, dâng sớ, Lý Cao Tông nhận ra sai lầm của mình, xuống chiếu xin lỗi nhân dân, hứa sửa chữa lỗi lầm. 
    Năm 1207, vua xuống chiếu: "Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trùng, không biết được cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời bọn tiểu nhân mà gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi, cùng dân đổi mới. Ai có ruộng đất, sản nghiệp bị sung công sẽ được hoàn lại". Khi ấy vua Lý Cao Tông 35 tuổi.
    Với chiếu hối lỗi, Lý Cao Tông được xem là vị vua đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam "dám" hạ mình xin lỗi dân, song năm 1207 đã là những năm cuối đời của ông vua này. Vì vậy, chiếu nhận lỗi của vị vua này được giới sử học xem như là những lời hối lỗi quá muộn màng và hối chỉ để mà hối thôi chứ không thực hiện biện pháp gì để chấn chỉnh, hoặc tình trạng đã quá tệ để có thể thay đổi được.

  • D

    Nhường ngôi cho con

6. Cuộc nổi loạn của ai khiến vua Lý Cao Tông phải bỏ chạy khỏi kinh thành Thăng Long?

  • A

    Đinh Khả

  • B

    Quách Bốc

    Do vua Lý Cao Tông ăn chơi trác táng, cuộc sống nhân dân khổ cực, lòng người oán thán, các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổi lên khắp nơi. Loạn Quách Bốc năm 1209 khiến vua phải bỏ cả kinh thành Thăng Long tháo chạy thoát thân.
    May mắn khi tháo chạy, vua Lý Cao Tông được thế lực của Trần Lý và Tô Trung Từ ra tay giúp đỡ, dẹp được loạn Quách Bốc. Sau khi Trần Lý tử trận, Tô Trung Từ (cậu của Trần Thị Dung) được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ. Họ Trần chính thức bắt đầu tham dự triều chính.

  • C

    Phạm Du

  • D

    Bố Trì

7. Vua Lý Cao Tông mất năm bao nhiêu tuổi?

  • A

    37

  • B

    38

    Năm 1210, vua Lý Cao Tông qua đời trong cảnh đất nước loạn lạc và triều đình phải dựa hẳn vào thế lực nhà họ Trần. Cao Tông thọ 38 tuổi, an táng tại Thọ Lăng. Thái tử Lý Sảm lên ngôi, tức là vua Lý Huệ Tông.
    Tình hình trong nước ngày càng rối ren hơn, triều đại nhà họ Lý tồn tại thêm được 15 năm thì mất về tay họ Trần (1225).

  • C

    39

  • D

    40

Thói ăn chơi xa hoa truỵ lạc của vua Lý Cao Tông. (Nguồn: VTV.VN)

Hà Cường

Tin mới