Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vị vua nào tổ chức khoa thi cử đầu tiên ở nước ta, di chiếu không xây lăng mộ?

(VTC News) -

Với thời gian tại vị lâu nhất lịch sử - 56 năm, vị vua này ban hành nhiều chính sách lần đầu tiên có trong lịch sử phong kiến Việt Nam về thi cử và nông nghiệp.

1. Vị vua nào lên ngôi lúc 6 tuổi, để mẹ ruột buông rèm nhiếp chính?

  • A

    Lý Nhân Tông

    Vua Lý Nhân Tông tên thật là Lý Càn Đức, là con trưởng của vua Lý Thánh Tông và Linh Nhân Thái hậu (tức bà Nguyên Phi Ỷ Lan).
    Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua sinh ngày 25 tháng giêng năm Bính Ngọ, Long Chương Thiên Tự thứ nhất (1066), ngày hôm sau được lập hoàng thái tử. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất ở điện Hội Tiên. Càn Đức lên ngôi trước linh cữu, khi đó mới 6 tuổi. Do vua còn nhỏ tuổi nên Nguyên Phi Ỷ Lan đã buông rèm nhiếp chính dưới sự phò tá của đại thần Lý Thương Kiệt.
    Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, mình được thái bình, là vua giỏi triều Lý. Tiếc rằng mộ đạo Phật, thích điềm lành, đó là điều lụy cho đức tốt”.

  • B

    Lý Thái Tông

  • C

    Lý Anh Tông

  • D

    Lý Thái Tổ

2. Dưới thời vua Lý Nhân Tông, quân dân Đại Việt đã đánh đuổi những giặc ngoại xâm nào?

  • A

    Nam Hán và Ai Lao

  • B

    Chiêm và Ai Lao

  • C

    Tống và Chiêm

    Dưới danh nghĩa trị vì của Lý Nhân Tông, quân dân Đại Việt với tài cầm quân của danh tướng Lý Thường Kiệt đã đánh Tống dẹp Chiêm.
    Năm 1075-1077, Lý Thường Kiệt cùng quân dân khởi nghĩa lập nên những chiến công bất hủ trước quân Tống, đập nát căn cứ của giặc ở phía Nam nước Tống, chặn đứng giặc ở chiến tuyến Như Nguyệt, chấm dứt vĩnh viễn mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
    Ở biên giới phía Nam, năm 1104, vua Chiêm Thành là Chế Ma Na đưa quân định chiếm lại ba châu trước đây Chế Củ dâng chuộc tội, Lý Nhân Tông đã cử Lý Thường Kiệt đưa quân đánh, bấy giờ quân Chiêm mới chịu thần phục như cũ. Nước Chân Lạp thấy Đại Việt hùng mạnh nên thường xuyên cử sứ bộ sang tiến cống.

  • D

    Ai Lao và Tống

3. Vua Lý Nhân Tông là người đầu tiên ban hành chỉ thị này?

  • A

    Tổ chức tịch điền

  • B

    Tổ chức kỳ thi khoa cử đầu tiên

    Theo Giản yếu sử Việt Nam, là người chú trọng phát triển giáo dục, năm 1075 vua Lý Nhân Tông xuống chiếu tuyển Minh Kinh bác học và thi Nho học tam trường nhằm tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Đó là khoa thi đầu tiên trong lịch sử thi cử ở Việt Nam.
    Khoa thi này chọn được 10 người, thủ khoa là Lê Văn Thịnh - trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước nhà. Sách Lịch sử Việt Nam ghi hình thức khoa cử tuyển chọn nhân tài qua con đường học vấn bắt đầu từ thời Lý.
    Lần đầu tiên trong chế độ quân chủ Việt Nam, khoa cử được sử cũ nhắc đến là vào năm Ất Mão (1075), mùa xuân, tháng 2, nhà vua “xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và thi nho học tam trường. Lê Văn Thịnh được trúng tuyển, cho vào hầu vua” (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Sách Việt sử thông giám cương mục còn nhấn mạnh “Khoa cử nước ta bắt đầu từ đấy" và “Lê Văn Thịnh là người khai hoa đầu tiên”.
    Mặc dù khoa cử bắt đầu vào thời Lý, đời vua Lý Nhân Tông nhưng chưa trở thành chế độ thường xuyên. Đến năm 1077, triều đình mới mở khoa thi thứ hai gọi là thi Lại viên. Rồi 9 năm sau (1086), nhà Lý mới tổ chức khoa thi tiếp nữa.
    Tiếp nối việc vua cha Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu vào năm 1070, năm 1076, Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám ở ngay phía sau Văn Miếu, tuyển chọn con em hoàng tộc và quan lại triều đình cho vào học. Nhà vua chọn những danh nho và những vị khoa bảng nổi tiếng làm thầy giảng dạy. Quốc Tử Giám trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

  • C

    Lập bia tiến sĩ

  • D

    Ban hành bộ luật đầu tiên

4. Là một trong những vị vua coi trọng phát triển nông nghiệp, vua Lý Nhân Tông ban hành đạo luật nào? 

  • A

    Phân chia ruộng đất 

  • B

    Thu thuế phú hào cho thuê đất ruộng

  • C

    Xử tử kẻ trộm thóc

  • D

    Cấm giết trâu

    Giống như những vị vua trước của nhà Lý, Lý Nhân Tông đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp.
    Sách Việt sử lược ghi: “Năm Quý Mùi, niên hiệu Long Phù Nguyên Hòa năm thứ ba (1103), mùa xuân, tháng giêng, vua xuống chiếu cho trong ngoài kinh thành đắp để ngăn nước”. Năm 1108, vua Lý Nhân Tông cho đắp đê Cơ Xá (đoạn đê sông Hồng ở phường Cơ Xá, nay ở khoảng cầu Long Biên, chạy dọc theo ven sông Hồng từ Yên Phụ đến Lương Yên, Hà Nội).
    Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm Đinh Dậu (1077), nhà Lý đã “định rõ lệnh cấm giết trộm trâu”. Vào mùa hạ, tháng tư, năm Quý Mão (1123), nhà vua lại xuống chiếu quy định về việc cấm giết trâu. Lời chiếu nêu rõ: “Trâu là vật quan trọng cho việc cày cấy, làm lợi cho người không ít. Từ nay về sau ba nhà làm bảo, không được giết trâu ăn thịt, ai làm trái thì bị trị tội theo hình luật”. Tuy nhiên, vua Lý Nhân Tông không phải là người đầu tiên của nhà Lý quan tâm đến việc bảo vệ sức kéo để phục vụ nông nghiệp.
    Trước đó, nhà Lý đã coi con trâu là đầu cơ nghiệp, người nào phạm tội giết trâu hay trộm trâu sẽ bị luật pháp trừng trị rất nặng. Năm Nhâm Ngọ (1042), mùa thu, tháng 7, vua Lý Thái Tông xuống chiếu “Kẻ nào trộm trâu của công thì xử 100 trượng, 1 con phạt thành 2 con”.

5. Vua Lý Nhân Tông đã cho dựng công trình nào trong “An Nam tứ đại khí”?

  • A

    Tượng chùa Quỳnh Lâm

  • B

    Chuông Quy Điền

    Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Canh Thân (1080), mùa xuân, tháng 2, đúc chuông lớn cho chùa Diên Hựu (chùa Một Cột).
    Chuông đúc xong, đánh không kêu; cho là đã thành khí không nên tiêu hủy, mới đem để ở ruộng rùa (quy điền) của chùa. Ruộng ấy ẩm ướt, sẵn nhiều rùa. Người bấy giờ gọi là chuông Quy Điền". Đây là một trong 4 công trình An Nam tứ đại khí.
    Ngoài cho đúc chuông Quy Điền, với sự sùng bái đạo Phật, Lý Nhân Tông còn khuyến khích việc dựng chùa, tô tượng. Nhà vua "định các chùa trong nước làm ba hạng đại, trung và tiểu danh lam, cho quan văn chức cao kiêm làm đề cử" (quản lý ruộng đất và tài sản của chùa).

  • C

    Vạc Phổ Minh

  • D

    Tháp Báo Thiên

6. Thời gian tại vị lâu nhất, vị vua này có bao nhiêu người con trai?

  • A

    0

    Tuy ở ngôi lâu năm nhưng Lý Nhân Tông không có con trai để nối dõi. Ông nhận nuôi một người cháu là Lý Dương Hoán rồi lập làm thái tử. Đó là Lý Thần Tông, làm vua trong vòng 11 năm sau khi Nhân Tông mất. Vua chỉ có 1 người con gái ruột là Diên Bình công chúa.
    Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Năm 1117 vua viết chiếu ban ra trong hoàng tộc, nói rằng: Trẫm cai trị muôn dân mà lâu không có con nối, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Vậy nên trẫm nuôi con trai của các công hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng, chọn người nào giỏi thì lập làm Thái tử. Bấy giờ con Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán mới lên 2 tuổi mà thông minh lanh lợi, Nhân Tông rất yêu và bèn lập làm Hoàng thái tử".

  • B

    5

  • C

    10

  • D

    15

7. Vua Lý Nhân Tông để lại di chiếu với nội dung gì?

  • A

    Tuẫn táng hậu phi

  • B

    Không truyền ngôi cho con trưởng

  • C

    Không xây lăng mộ

    Lý Nhân Tông không có con trai, dù đã có tuổi. Vì thế, vua viết chiếu ban ra trong hoàng tộc, nói rằng: "Trẫm cai trị muôn dân mà lâu không có con nối, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Vậy nên trẫm nuôi con trai của các công hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng, chọn người nào giỏi thì lập làm thái tử". Bấy giờ con Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán mới lên 2 tuổi mà thông minh lanh lợi, vua rất yêu và bèn lập làm hoàng thái tử. Tháng 12, năm Đinh Mùi (tức 15/1/1128), vua Lý Nhân Tông mất ở điện Vĩnh Quang. Hoàng thái tử Dương Hoán lên ngôi trước linh cữu.
    Đại Việt sử ký toàn thư ghi trước đó, biết mình không khỏe, vua đã gọi Thái úy Lưu Khánh Đàm vào nhận chiếu rằng: "Trẫm nghe phàm giống sinh vật không giống nào là không chết. Chết là số lớn của trời đất, lẽ của vật đều thế. Thế mà người đời không ai không thích sống mà lại ghét chết. Chôn cất cho hậu để mất sinh nghiệp, trọng để tang đến tổn hại tính mệnh, trẫm không cho là phải. Ta đã ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi, lại để cho nhân dân mình mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, tuyệt cúng tế, làm cho lỗi ta nặng thêm, thì thiên hạ bảo ta là người thế nào? Việc tang thì sau 3 ngày bỏ áo trở, nên thôi thương khóc, việc chôn thì nên theo Hán Văn đế, cốt phải kiệm ước, không xây lăng mộ riêng, nên chôn ngay cạnh Tiên đế".

  • D

    Không tổ chức tang lễ

Di chiếu của vua Lý Nhân Tông. (Nguồn: VTV.VN)

Hà Cường

Tin mới