Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vị vua nào nhân từ nhất lịch sử Việt Nam và 4 lần đổi niên hiệu?

(VTC News) -

Ông vua thứ 3 nhà Lý được các sử gia, nhân dân ca tụng là quân vương nhân từ nhất lịch sử Việt Nam khi liên tục giảm thuế, giảm tội và quan tâm tới đời sống tù

1. Vị vua nào đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt?

  • A

    Lý Thái Tông

  • B

    Lý Thái Tổ

  • C

    Lý Thánh Tông

    Vua Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn, sinh ngày 25/2 năm Quý Hợi (1023), là con trưởng của vua Lý Thái Tông và thái hậu Kim Thiên Mai Thị.
    Lý Nhật Tôn được phong làm thái tử khi mới 5 tuổi. Đến năm 1054, vua Lý Thái Tông mất, Lý Nhật Tôn lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thánh Tông.
    Sách Giản yếu sử Việt Nam có viết Lý Thánh Tông nổi tiếng thông minh, văn hay võ đều giỏi, giàu ý chí tự cường.
    Năm 1054, ngay sau khi lên ngôi, ông cho đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, nuôi hoài bão xây dựng đất nước thành một quốc gia văn minh hùng mạnh. Quốc hiệu Đại Việt tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), kéo dài từ năm 1054 đến năm 1804, trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 723 năm.

  • D

    Lý Nhân Tông

2. Khi thấy tù nhân chịu giá rét, vua Lý Thánh Tông đã làm gì?

  • A

    Phát thêm chăn và cơm 

    Giản yếu sử Việt Nam kể rằng mùa đông năm 1055, một lần vào tiết đại hàn khí trời rất lạnh, nhà vua nói với các cận thần: “Trẫm ở trong cung, sưởi lò than, mặc áo lông chồn mà còn lạnh thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, xiềng xích đớn đau, gian ngay chưa rõ, ăn không no bụng, mặc chẳng kín thân, khốn khổ vì gió lạnh, rét buốt có thể chết, trẫm rất thương xót”. Vua nói xong, truyền lệnh cho quan Hữu ty phát thêm chăn chiếu cho tù nhân và cấp cơm ngày hai bữa. Vua đồng thời xuống chiếu miễn giảm thuế năm đó cho dân.
    Trước đó, vua hạ lệnh đốt bỏ những hình cụ tra tấn. Một lần khác vào mùa hạ năm 1064, vua ngự ở điện Thiên Khánh xử kiện. Khi ấy công chúa Động Tiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa bảo các hình quan rằng: “Ta yêu con ta cũng như lòng ta yêu thương con dân trăm họ. Dân chúng nhiều kẻ không hiểu, mắc vào hình pháp, trẫm rất xót thương. Từ nay về sau, không cứ gì tội nặng hay nhẹ, nhất loạt đều phải khoan giảm”.
    Lý Thánh Tông gần gũi trăm họ, quan tâm đến đời sống mọi mặt của nhân dân, gặp thiên tai mất mùa thì ban lệnh chẩn cấp, mùa xuân cày ruộng tịch điền, đi xem cấy lúa, đánh cá, mùa hạ đi xem bơi thuyền, thăm và động viên nhân dân cấy lúa. Vì vậy, ông được trăm họ mến phục.

  • B

    Lấy hoàng bào đắp cho tù nhân

  • C

    Đốt thêm củi cho tù nhân sưởi

  • D

    Tha bổng

3. Vua Lý Thánh Tông đã cho dựng công trình nào trong “An Nam tứ đại khí”?

  • A

    Tháp Báo Thiên (Hà Nội)

    Năm Bính Thân (1056), nhà vua cho xây dựng ngôi chùa trên bờ hồ Lục Thủy ở phía Đông thành Thăng Long. Chùa được đặt tên là Sùng Khánh Báo Thiên.
    Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng để đúc chuông lớn. Vua thân làm bài văn minh (văn khắc chuông)".
    Đến năm Đinh Dậu (1057), mùa xuân, tháng giêng, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên cao vài chục trượng, 12 tầng. Vì tháp nằm trong khuôn viên của chùa Sùng Khánh Báo Thiên nên về sau người ta thường gọi là tháp Báo Thiên.
    Tháp Báo Thiên cùng với chuông Quy Điền trong chùa Diên Hựu, vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh (Nam Định) và tượng ở chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) được xem là bốn công trình lớn của nước Nam “An Nam tứ đại khí” thời bấy giờ.
    Sau nhiều thăng trầm lịch sử, tháp Báo Thiên và chùa Sùng Khánh Báo Thiên đã không còn tồn tại. Nhà thờ lớn Hà Nội hiện nay là nền chùa Sùng Khánh và phố Nhà Thờ là nền Tháp Báo Thiên nổi tiếng thời Lý này.

  • B

    Tượng chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh)

  • C

    Vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh (Nam Định)

  • D

    Chuông Quy Điền ở chùa Diên Hựu (hay chùa Một Cột, Hà Nội)

4. Nổi tiếng là người chú trọng việc học, hiền tài, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng công trình nào?

  • A

    Bia tiến sĩ

  • B

    Quốc Tử Giám

  • C

    Văn Miếu

    Để khuyến khích việc học hành, mở mang dân trí, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu ở phía Nam kinh thành Thăng Long vào năm Canh Tuất (1070). Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu, tháng 8 làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái tử đến đây học”. Tuy nhiên, vua chỉ cho dựng Văn Miếu. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông mới cho dựng nhà Quốc Tử Giám.

  • D

    Trường học cho dân

5. Vua Lý Thánh Tông thân chinh ra trận đánh quân xâm lược nào?

  • A

    Ai Lao

  • B

    Chiêm Thành

    Giản yếu sử Việt Nam ghi do quân Chiêm Thành thường sang quấy nhiễu, năm 1069, Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt đem quân thảo phạt, triệt phá kinh đô Trà Bàn bắt sống vua Chiêm Thành là Chế Củ.
    Sách Lịch sử Việt Nam ghi từ mùa hè năm 1068, vua Lý Thánh Tông đã cho sửa chữa và đóng thêm thuyền chiến. Vào đầu năm 1069, ngày 24/2, cuộc thân chinh bắt đầu, việc nước được trao cho Thái sư Lý Đạo Thành và Nguyên phi Ỷ Lan. Lý Thường Kiệt cùng vua giao chiến kịch liệt gần 4 tháng trên đất Chiêm và giành thắng lợi. Vua Chiêm phải mang 50.000 quân ra hàng quân Lý ở gần biên giới Chân Lạp.
    Sách Việt sử lược chép: "Mùa hạ, tháng 4, Nguyên soái Nguyễn (Lý) Thường Kiệt bắt được Đệ Củ ở biên giới Chân Lạp". Tháng 7 năm đó, vua Lý đem quân về đến Thăng Long và dâng tù ở Thái miếu. Nhưng để được toàn mạng trở về nước, vua Chiêm Chế Củ xin dâng ba châu là châu Địa Lý, châu Ma Linh, châu Bố Chính (tỉnh Quảng Bình và phần phía Bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay) để chuộc mạng. Vua Lý Thánh Tông bằng lòng, tha cho Chế Củ về nước.
    Sau chiến thắng này, thân thế của Đại Việt trở nên rất lớn. Nước Tống cũng phải kiêng nể. Còn Chiêm Thành thì hoàn toàn kính sợ và thần phục. Đến năm Tân Hợi (1071), Chiêm Thành đã phải cho sứ sang cống Đại Việ

  • C

    Nam Hán

  • D

    Tống

6. Trong cuộc chiến với Chiêm Thành, vị danh tướng, khai quốc công thần nổi tiếng nào giúp ích cho vua Lý Thánh Tông?

  • A

    Lý Long Tường

  • B

    Lý Tử Tấn

  • C

    Lý Triện

  • D

    Lý Thường Kiệt

    Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là nhà quân sự, nhà chính trị cũng như hoạn quan nổi tiếng thời nhà Lý nước Đại Việt. Ông làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.
    Trong lịch sử Việt Nam, ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069). Tháng 2 năm 1069, ông theo vua Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành. Thường Kiệt làm tiên phong đi đầu, truy bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Cuối cùng, Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước. Vì có công trong cuộc chiến với Chế Củ, Thường Kiệt được ban quốc tính và từ đó ông chính thức được gọi là Lý Thường Kiệt. Bên cạnh vinh dự này, ông còn được hưởng tước và chức đáng kể, được thụ phong làm Phụ quốc Thái phó, kiêm các hàm như Dao thụ chư trấn Tiết độ, chính thức dự vào hàng quốc thích và tước Khai quốc công thần.

7. Trong suốt thời gian trị vì, vua Lý Thánh Tông đã đổi niên hiệu bao nhiêu lần?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

    Trong suốt thời gian trị vì, vua Lý Thánh Tông đổi niên hiệu 4 lần:
    - Lần 1: Đổi Long Thụy Thái Bình thành Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065).
    - Lần 2: Đổi thành Long Chương Thiên Tự (1066-1067).
    - Lần 3: Đổi thành Thiên Huống Bảo Tượng (1068).
    - Lần 4: Đổi thành Thần Vũ (1069-1072).
    Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất ở điện Hội Tiên sau 17 năm trị vì. Hoàng Thái tử Lý Càn Đức, con của vua và Nguyên phi Ỷ Lan lên ngôi trước linh cữu vua.

  • D

    5

Vua Lý Thánh Tông chỉ đạo xây dựng Tháp Báo Thiên. (Nguồn: VTV.VN)

Hà Cường

Tin mới