Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vị vua nào là con nuôi của nhà sư, từng làm thị vệ qua 2 đời quân vương?

(VTC News) -

Ông được mẹ gửi lên chùa làm con nuôi nhà sư từ khi còn nhỏ, lớn lên làm quan 2 đời quân vương, rồi quần thần tôn sùng trở thành vua của một triều đại hưng thịnh.

1. Lý Công Uẩn sinh ra dưới thời vua nào?

  • A

    Ngô

  • B

    Tiền Lê

  • C

    Đinh

    Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Công Uẩn sinh ngày 12/2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình nhà Đinh năm thứ 5 (tức ngày 8/3/974), là người châu Cổ Pháp (nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh). Lý Công Uẩn được nhân dân sùng bái và thần thánh hóa nên nguồn gốc của ông mang nhiều yếu tố huyền thoại, truyền thuyết.
    Đại Việt sử ký toàn thư viết mẹ Lý Công Uẩn là người “họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao cấu rồi có chửa”. Theo tài liệu địa phương (tại làng Dương Lôi, Từ Sơn, Bắc Ninh) thì mẹ Lý Công Uẩn là bà Phạm Thị Ngà.
    Có rất nhiều dị bản về bà mẹ họ Phạm này lúc sinh thời và lúc sinh ra Lý Công Uẩn. Việc Lý Công Uẩn sinh ra cũng gắn với nhiều huyền bí mà đến nay lịch sử chưa giải mã được hết.
    Chỉ sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi, Đại Việt sử ký toàn thư mới nhắc đến việc Lý Công Uẩn “truy phong cha là Hiển Khánh vương, mẹ là Minh Đức thái hậu”.

  • D

    Khúc

2. Lý Công Uẩn được mẹ đưa đến chùa làm con nuôi của sư khi mấy tuổi?

  • A

    2 tuổi

  • B

    3 tuổi

    Sách Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh, nhà chùa gắn bó mật thiết với Lý Công Uẩn ngay từ khi còn ấu thơ đến lúc đăng quang (từ năm 3 tuổi đến năm 35 tuổi). Thậm chí, ảnh hưởng của Phật giáo còn chi phối cả cuộc đời làm vua của Lý Công Uẩn.
    Đại Việt sử ký toàn thư ghi, lúc 3 tuổi, Lý Công Uẩn được mẹ ẵm đến cho làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp. Sau đó, ông được sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ nuôi học. Sư Vạn Hạnh khen rằng “Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ”.
    Nhờ có sự nuôi dạy của hai vị thiền sư nổi tiếng mà Lý Công Uẩn trở thành người có học vấn trong giới Phật giáo lúc bấy giờ.

  • C

    4 tuổi

  • D

    5 tuổi

3. Trước khi trở thành vua của một triều đại hưng thịnh, Lý Công Uẩn từng làm chức quan gì?

  • A

    Điện tiền chỉ huy sứ

    Theo Lịch sử Việt Nam, dưới triều vua Lê Đại Hành, Lý Công Uẩn được cử làm Điện tiền quân - Thị vệ, có nhiệm vụ bảo vệ an toàn tính mạng cho nhà vua. Khi Lê Đại Hành mất, con là Long Việt lên nối ngôi và được 3 ngày thì bị em là Long Đĩnh giết cướp ngôi.
    Đại Việt sử ký toàn thư ghi lúc bấy giờ bầy tôi của Long Việt sợ, đều chạy trốn, duy có Điện tiền quân Lý Công Uẩn là “ôm xác mà khóc”. Lê Long Đĩnh có tiếng tàn ác, lên ngôi cũng phải khen ngợi Lý Công Uẩn là “người trung, cho làm Tứ sương quân Phó chỉ huy sứ, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ”.
    Chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ là chức Tổng chỉ huy quân vệ binh bảo vệ nhà vua. Ở thời Tiền Lê, chức vụ này khá quan trọng.
    Vào mùa đông, tháng 10 năm Kỷ Dậu 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Nhân lòng người và các triều thần đã chán ghét nhà Tiền Lê, sư Vạn Hạnh cùng bầy tôi trong triều vận động và tôn Lý Công Uẩn làm vua vào ngày 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức 21/11/1009).

  • B

    Thái sư

  • C

    Tể tướng

  • D

    Đô sự chỉ huy sứ

4. Vua Lý Thái Tổ là con rể của ai?

  • A

    Ngô Quyền

  • B

    Khúc Thừa Dụ

  • C

    Lê Đại Hành

    Lê Đại Hành có 5 Hoàng hậu, 11 người con trai, một người con nuôi và một người con gái. Người con gái là công chúa Lê Thị Phất Ngân, con của bà Đại Thắng Minh Hoàng hậu (Dương Vân Nga) - người duy nhất làm hoàng hậu hai triều, triều Đinh và Tiền Lê.
    Khi Lý Công Uẩn làm quan cho triều Tiền Lê, ông được vua Lê Đại Hành gả công chúa Lê Thị Phất Ngân cho.

  • D

    Đinh Tiên Hoàng

5. Việc làm đầu tiêu sau khi lên ngôi của Lý Công Uẩn là gì?

  • A

    Củng cố quân đội

  • B

    Miễn thuế

  • C

    Mở rộng kinh thành

  • D

    Dời đô 

    Sau khi lên ngôi, năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư (Trường Yên, Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội) và đổi tên là kinh thành Thăng Long.
    Trong Chiếu dời đô, vua Lý Thái Tổ nói rõ dời chuyển kinh đô là việc trọng đại “không thể theo ý riêng tự dời” mà để “mưu nghiệp lớn”, “làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân”. Theo lời trong bài Chiếu, chỉ có Đại La nơi "ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước, mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh" mới là nơi "thắng địa", mới thực sự là chỗ "tụ hội quan yếu của 4 phương" và mới đúng là nơi "thượng đô Kinh sư mãi muôn đời".
    Tháng 7, năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô về thành Thăng Long. Việc định đô ở Thăng Long vào năm 1010 được coi là một mốc son lịch sử của Thăng Long Hà Nội và của cả đất nước.

6. Triều đình vua Lý Thái Tổ đã định ra bao nhiêu hạng thuế?

  • A

    5

  • B

    6

    Đại Việt sử ký toàn thư ghi, năm 1013, triều đình nhà Lý định 6 lệ thuế trong nước bao gồm: thuế ao, hồ, ruộng, đất; tiền và thóc về bãi dâu; thuế sản vật ở núi nguồn các phiên trấn; các quan ải xét hỏi về mắm muối; thuế sừng tê giác, ngà voi , hương liệu của người Man Lão; thuế các thứ gỗ và hoa quả ở đầu nguồn. Định 6 lệ thuế như vậy nhưng Lý Thái Tổ cũng được biết đến là vị vua đầu tiên thực hiện miễn thuế cho dân chúng trong một thời gian nhất định.

  • C

    7

  • D

    8

7. Vua Lý Thái Tổ mất năm nào?

  • A

    1026

  • B

    1027

  • C

    1028

    Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Mậu Thìn (1028), mùa xuân, tháng 2, vua không khỏe. Tháng 3 ngày mồng 1 Bính Thân, có nhật thực. Ngày Mậu Tuất, vua băng hà ở điện Long An".
    Sau khi vua mất, Lý Phật Mã lên ngôi, trở thành vua Lý Thái Tông. Ông là con trưởng của vua Lý Thái tổ và Lê Thái hậu.

  • D

    1029

Nước Đại Cồ Việt dưới thời vua Lý Thái Tổ. (Nguồn: VTV.VN)

Hà Cường

Tin mới