Trần Quốc Tuấn
Lê Đại Hành
Ngô Quyền
Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép, Ngô Quyền sinh năm 898, người làng Cam Lâm (nay thuộc xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội). Ông sinh ra trong gia đình "đời đời là quý tộc", cha là Ngô Mân từng giữ chức Châu mục bản châu (châu Đường Lâm).
Ngô Quyền "khi sinh ra có điềm ánh sáng khắp nhà, hình dạng khác thường, lưng ba cái nốt ruồi, người xem tướng cho là lạ, bảo rằng có thể làm nên chúa một phương nên mới đặt tên là Quyền. Đến khi lớn lên, vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp, đi thong thả như cọp, có trí dũng, sức có thể cầm vạc giơ lên".
Lúc thiếu thời, Ngô Quyền sống ở quê với cha mẹ. Với sự giáo dưỡng của cha, ông đã sớm hiểu biết về võ nghệ và sử dụng gươm giáo cũng như những điều bí mật trong binh pháp.
Lớn lên, trong lúc đất nước vừa giành được quyền tự chủ bắt đầu từ cha con họ Khúc, Ngô Quyền đứng ra tập hợp lực lượng và dần dần trở thành hào trưởng có thế lực ở Đường Lâm, được nhân dân kính phục.
Sau này, Ngô Quyền đã lãnh đạo nhân dân đập tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đánh dấu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự của nước ta.
Quang Trung
Khúc Thừa Dụ
Dương Đình Nghệ
Khi đất nước loạn lạc, Ngô Quyền cùng với họ Khúc tham gia xây dựng chính quyền trong những ngày đầu trứng nước. Thế nhưng nền độc lập dân tộc lúc đó chưa giành được bao lâu thì năm 930, nhà Nam Hán phương Bắc mở cuộc chiến tranh xâm lược, đánh bại chính quyền họ Khúc, chiếm được thành phủ Đại La, đất nước lại rơi vào tay quân xâm lược.
Năm 931, Dương Đình Nghệ, vị tướng của họ Khúc, đem quân từ châu Ái ra đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại chủ quyền dân tộc, dựng nên chính quyền mới họ Dương. Trong thời gian họ Dương phất cờ khởi nghĩa và xây dựng chính quyền, Ngô Quyền cũng là người tham gia tích cực. Ông được Dương Đình Nghệ tin tưởng cho làm nha tướng và gả con gái cho.
Trong chiến thắng Đại La năm 931, Ngô Quyền từng là tướng tiên phong dưới quyền của Dương Đình Nghệ, đánh bại mưu đồ thôn tính đất nước của nhà Nam Hán.
Sau chiến thắng, Dương Đình Nghệ lên nắm quyền Tiết độ sứ, lo công việc đại sự của đất nước, trao cho Ngô Quyền quyền cai quản vùng đất châu Ái.
Khúc Hạo
Mai Hắc Đế
Khúc Thừa Mỹ
Dương Ái Xuân
Kiều Công Hãn
Kiều Công Tiễn
Theo sách Lịch sử Việt Nam, một nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn đã giết chủ để giành lấy quyền Tiết độ sứ. Nhân dân và các tướng lĩnh rất bất bình, trong đó có Ngô Quyền.
Ngô Quyền tập hợp lực lượng từ châu Ái ra châu Giao để trừng trị Kiều Công Tiễn. Giữa lúc đất nước đang trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, Ngô Quyền trở thành nhân vật có sức mạnh, thu hút được nhiều lực lượng cùng tham gia, trong đó có Kiều Công Hãn.
Tuy là cháu của Kiều Công Tiễn nhưng trước thảm họa ngoại xâm, Kiều Công Hãn đã đứng về phía chính nghĩa. Trước lực lượng hùng mạnh của Ngô Quyền, có mặt ở khắp các vùng, từ châu Ái vào châu Hoan và ra tới tận châu Giao, lực lượng của Kiều Công Tiễn ở Đại La bị cô lập và hoàn toàn bất lợi. Tên phản quân họ Kiều này tiến đến phản bội lợi ích của dân tộc, cầu cứu nhà Nam Hán.
Mùa thu năm Mậu Tuất (10/938), Ngô Quyền cho quân tiến từ châu Ái ra Đại La, giết chết tên phản bội họ Kiều, cắt đứt nội ứng, chuẩn bị chiến trường đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Sông Bạch Đằng
Khi dẹp xong quân nội phản, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị cho cuộc quyết chiến chiến lược, tiêu diệt đội binh thuyền hùng hổ của nhà Nam Hán do tướng Hoằng Tháo dẫn đầu kéo vào đất nước theo đường cửa sông Bạch Đằng (Quảng Ninh ngày nay).
Tháng 12/938, đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy hung hăng từ Quảng Đông tiến thẳng vào Việt Nam (thời đó gọi là Tĩnh Hải quân) theo đường biển vào cửa sông Bạch Đằng đúng như dự đoán. Chờ cho những chiếc thuyền đầu tiên của quân Nam Hán xuất hiện ở cửa sông Bạch Đằng thì ngay lập tức những chiếc thuyền nhỏ có vai trò khiêu chiến nhử địch vào trận địa bắt đầu làm nhiệm vụ.
Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Khi nước thủy triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu.
Quân Hoằng Tháo không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền mắc phải cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa. Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi".
Theo Lịch sử Việt Nam, trận chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền là trận đánh nhanh, thắng nhanh, đạt hiệu quả cao nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đây là chiến thắng bất hủ và được nhiều sử gia hết lời khen ngợi. Chiến thắng của Ngô Quyền chống quân xâm lược Nam Hán năm 938 chấm dứt hoàn toàn hơn 1.000 năm đô hộ và đồng hóa của phong kiến phương Bắc, giành quyền độc lập tự chủ.
Sông Nguyệt Hà
Sông Hồng
Sông Thái Bình
Đại La
Hoa Lư
Cổ Loa
Sau chiến thắng quân Nam Hán, Ngô Quyền lên ngôi ngày 1/2/939, xưng là Ngô Vương, chọn đặt kinh đô tại Cổ Loa (nay là xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Tại Cổ Loa, bộ máy nhà nước quân chủ độc lập tự chủ nhà Ngô bắt đầu được thành lập. Nhưng khác với họ Khúc và họ Dương, Ngô Quyền không dùng chức danh Tiết độ sứ do chính quyền đô hộ áp đặt mà tự xưng vương nhằm khẳng định vị thế của một dân tộc vừa thoát khỏi đêm trường phụ thuộc. Khi đã chính danh, Ngô Quyền bèn cho thiết lập triều đình do quốc vương đứng đầu, với bộ máy đầy đủ quan chức văn võ, có quy định nghi lễ, phẩm phục.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Năm Kỷ Hợi (939), mùa xuân vua mới xưng vương, lập Dương thị làm Hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi và phẩm phục".
Thăng Long
6
Năm 944, sau 6 năm cầm quyền, Ngô Quyền qua đời, hưởng dương 47 tuổi. Ông không có miếu hiệu và thụy hiệu, sử sách xưa nay chỉ gọi ông là Tiền Ngô Vương. Sách Thiền Uyển tập anh, phần truyện Quốc sư Khuông Việt có nhắc Ngô Thuận Đế.[
7
8
9
Ngô Xương Ngập
Ngô Xương Văn
Dương Tam Kha
Trước khi mất, Ngô Quyền giao cho em vợ là Dương Tam Kha giúp con mình là Ngô Xương Ngập cầm quyền đất nước. Tuy nhiên, Dương Tam Kha đã cướp ngôi, tự xưng Dương Bình Vương.
Năm 950 hai con trai của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn, Ngô Xương Ngập giành lại ngôi vua. Cụ thể, Ngô Xương Văn tự xưng làm Nam Tấn Vương và Ngô Xương Ngập cũng làm vua, tự xưng là Thiên Sách Vương.
Từ năm 951 đến 956, lần lượt các thế lực họ Đinh, họ Dương và hoàng tộc nhà Ngô cát cứ, chống đối với triều đình Cổ Loa, mở đầu cho loạn 12 sứ quân.
Dương Đình Cửu
Ngô Quyền mưu lược hơn người, lãnh đạo nhân dân chống lại quân Nam Hán. (Nguồn: VTV.VN)