Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Uống nước đậu đen có tốt cho thận không?

(VTC News) -

Nước đậu đen được nhiều người yêu thích nhất là trong mùa hè, vậy uống nước đậu đen có tốt cho thận không?

Đậu đen là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nước đậu đen có tính mát nên giải nhiệt rất tốt. Vậy nhưng uống nước đậu đen có tốt cho thận không?

Uống nước đậu đen có tốt cho thận không?

Bài viết của Bác sĩ Hoàng Xuân Đại trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, đậu đen tên khoa học là Vigna cylindrica, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Đông y hay gọi với tên ô đậu, hắc đại đậu…

Nhiều sách cổ viết rằng, ăn đậu đen chữa được chứng thủy thũng; tê thấp, bổ thận, giải độc cơ thể, phụ nữ dùng lâu ngày thì làm đẹp dung nhan. Có hai loại đậu đen là loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh gọi là đậu đen xanh lòng được sử dụng làm thuốc nhiều hơn.

Đông y cho rằng sắc đen thuộc hành thủy, liên quan đến tạng Thận, tác dụng dẫn thuốc về Thận. Một số loại thuốc, nhất là hà thủ ô, vị thuốc bổ thận, làm đen râu tóc, thường được sao tẩm nhiều lần với đậu đen. Hơn nữa, về mặt “thiên nhân tương ứng” đậu đen có hình dạng giống như quả thận trong thân người. Do đó, theo Y học cổ truyền, đậu đen có tác dụng bổ thận.

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa cuả BSCKI. Dương Ngọc Vân cũng chỉ ra, nước đậu đen là thức uống tốt cho thận. Khi thận phải hoạt động quá sức do tế bào nephron bị tổn thương thì việc dùng một số bài thuốc từ hạt đậu đen có thể hỗ trợ tăng cường cho hoạt động của thận.

Uống nước đậu đen rất tốt cho thận

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, với người bị suy thận, nếu dùng nước đậu đen thì nên tuân thủ nguyên tắc:

- Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng bất cứ bài thuốc nào từ hạt đậu đen và không được dùng đậu đen thay thuốc trị bệnh.

- Chọn đậu đen xanh lòng, có lớp vỏ căng mịn và đen bóng, hạt đậu không bị sâu hay hư hỏng.

- Không bỏ vỏ khi nấu nước đậu đen vì đây mới là phần có nhiều chất dinh dưỡng nhất. Nếu bỏ vỏ đậu đen đi tức là đã loại bỏ lượng lớn dưỡng chất tốt của hạt đậu đen.

- Do tính mát của hạt đậu đen nên người bị lạnh chân tay, hư hàn, tiêu chảy mạn, loét hành tá tràng,... không nên dùng.

- Nếu dùng nước đậu đen khi bị bệnh thận thì nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích, thực phẩm giàu kali và muối.

Một số món ăn, bài thuốc từ đậu đen

Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc từ đậu đen của Bác sĩ Hoàng Xuân Đại trên Báo Sức khỏe & Đời sống:

Món đậu đen hầm gà ác: dùng cho phụ nữ sau khi sinh lấy đậu đen hầm với gà ác là món ăn bổ huyết. Những người thận yếu với các triệu chứng hay đau mỏi lưng gối, răng khô, tóc rụng, xuất tinh sớm, di mộng tinh, dương sự kém sút, trí nhớ giảm, hay quên, khó ngủ...

Bổ thận, mạnh lưng gối: có thể dùng 100g đậu đen với một cặp chân gà ta, ninh nhừ, nêm vừa ăn... Tùy thể trạng mà ăn nhiều hay ít trong mỗi lần.

Chữa lưng sườn bỗng dưng đau nhói: đậu đen 200g, sao vàng ngâm rượu uống.

Chữa trúng phong cấm khẩu không nói được, tâm phiền hoảng hốt, tay chân không cử động được, hoặc đau bụng đầy hơi, hay ngất rồi tỉnh lại (dùng hỗ trợ hay trong điều kiện không có cơ sở y tế): dùng đậu đen lớn hạt nấu bỏ bã lấy nước cô thành cao mà ngậm. Sử dụng lâu ngày mới có công hiệu.

Chữa ngộ độc rau quả: đậu đen tán nhỏ ngâm rượu vắt lấy 0,5 lít nước cốt, chia ra uống trong ngày.

Chữa say rượu bất tỉnh: đậu đen 1.000g sắc lấy nước chia ra uống nhiều lần cho nôn ra thì khỏi.

Chữa trúng hàn: đậu đen sao cháy, đang lúc còn nóng đổ rượu vào uống xong thì trùm mền vào cho ra mồ hôi thì khỏi.

Chữa thượng tiêu hỏa bức, khạc ra máu hay ứ máu buồn phiền, khô ráo, khát nước: đậu đen 1 vốc, tử tô 2 cành, ô mai 2 quả, nước 3 bát, sắc lấy 6 phần nước, giã gừng sống vắt lấy 1 chén nước hòa vào rồi chia ra uống dần sau bữa ăn.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Uống nước đậu đen có tốt cho thận không?" rồi phải không.

Hạ An (Tổng hợp)

Tin mới