Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung Quốc sẽ làm gì để bắt kịp Starlink của Elon Musk?

(VTC News) -

Các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ không vội vàng chế tạo tên lửa đẩy siêu nặng nhưng sẽ đầu tư mạnh vào một số dự án khả thi.

Sau khi SpaceX của ông trùm công nghệ Elon Musk thành công trong việc thu tên lửa đẩy Super Heavy về bằng một cỗ máy "đôi đũa" khổng lồ, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc bắt đầu phát động một chiến dịch quảng bá những thành tựu của nước này trong việc xây dựng một hệ thống giống như Starlink.

Starlink đặt mục tiêu đưa 42.000 vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất thấp (LEO) trong những thập kỷ tới. Cho đến nay, họ phóng được 6.426 vệ tinh.

Trung Quốc đang có gì?

Tại Trung Quốc, ít nhất 3 công ty đang cố gắng bắt kịp Starlink của SpaceX. Thứ nhất là China Satellite Network Group, doanh nghiệp nhà nước có trụ sở tại Hà Bắc. Công ty này đang thực hiện kế hoạch GW - GuoWang (nghĩa là "mạng lưới quốc gia" trong tiếng Trung), đặt mục tiêu xây dựng phiên bản Starlink của Trung Quốc với khoảng 13.000 vệ tinh.

Trung Quốc gửi 18 vệ tinh liên lạc bằng tên lửa Long March-6A tới mạng lưới Qianfan ở Sơn Tây vào ngày 15/10. (Ảnh: China News Service)

Một đơn vị khác là Trung tâm Kỹ thuật Vệ tinh Weixiao Thượng Hải, công ty con của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Công ty có kế hoạch G60 hay Qianfan, nhằm mục đích đưa 12.000 vệ tinh lên LEO vào năm 2027.

Công ty thứ ba là Shanghai Lanjian Hongqing Technology, trong đó đơn vị LandSpace có trụ sở tại Bắc Kinh nắm giữ 48% cổ phần. LandSpace là công ty tư nhân do Zhang Changwu, cựu quan chức của Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, thành lập. Công ty này có kế hoạch Honghu-3, dự kiến đưa 10.000 vệ tinh lên LEO.

"Sau khi chứng kiến thành công của SpaceX vào ngày 13/10, nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài chế giễu Trung Quốc", Lei Xiangping, nhà bình luận của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết. "Nhưng Trung Quốc phản công trong ba ngày tiếp theo".

Lei cho biết Trung Quốc phô trương sức mạnh bằng cách gửi 18 vệ tinh liên lạc cho mạng lưới Qianfan, qua tên lửa Long March-6A ở Sơn Tây, và phóng vệ tinh cảm biến từ xa Gaofen-12 05 qua tên lửa đẩy Long March-4C ở Cam Túc, trong 2 ngày liên tục. Theo ông Lei, các công ty Trung Quốc sẽ phóng hơn 15.000 vệ tinh lên LEO vào năm 2030.

Ông nói: "Sau khi Starlink hoàn thành kế hoạch gửi 42.000 vệ tinh lên LEO, sẽ không còn không gian và băng thông nào trên quỹ đạo cho các quốc gia khác nữa. Đây là lý do tại sao Trung Quốc phải đẩy nhanh kế hoạch phóng vệ tinh để tranh giành các nguồn tài nguyên ở LEO".

Ông cũng cho biết Bắc Kinh cần thúc đẩy kế hoạch Qianfan. Quân đội Trung Quốc cũng sẽ sử dụng chương trình này để thực hiện các nhiệm vụ giám sát quân sự có độ chính xác cao trên toàn cầu.

"Trong chiến trường mới nổi này, bất kỳ ai có công nghệ tiên tiến nhất và kiểm soát được các nguồn lực sẽ được hưởng lợi thế chiến lược", chuyên gia nói.

Thử nghiệm của SpaceX hôm 13/10. 

Tờ Hoàn cầu Thời báo cho biết hai vụ phóng vệ tinh thành công mới nhất của Trung Quốc chứng minh trình độ chuyên môn ngày càng tăng của nước này trong công nghệ vũ trụ và khả năng ứng dụng vũ trụ ngày càng mạnh mẽ.

Theo tờ báo, "thành tựu phản ánh cam kết của những người làm việc trong ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc trong việc duy trì tinh thần 'Hai quả bom, một vệ tinh'".

"Hai quả bom, một vệ tinh" ám chỉ vụ nổ quả bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc vào năm 164, quả bom khinh khí đầu tiên vào năm 1967 và vụ phóng vệ tinh đầu tiên của nước này vào năm 1970.

Những tranh cãi

Gao Tianwei, chuyên gia công nghệ của tờ Guancha.cn Trung Quốc, bình luận về vụ hạ cánh thành công của tên lửa đẩy SpaceX rằng. “SpaceX có những cải tiến đáng kể trong lần phóng mới nhất của mình. Liệu Trung Quốc có nên làm theo và đẩy nhanh quá trình phát triển không?”

Nhưng chuyên gia này cho rằng Trung Quốc không cần phải vội vã phóng tên lửa đẩy siêu nặng Long March 9 - tên lửa đẩy siêu nặng tương tự Super Heavy của SpaceX, có đường kính chín mét với tất cả các động cơ song song. Ông cho biết lý do là vì quốc gia này đã là nước đứng thứ 2 thế giới về công nghệ hàng không vũ trụ.

Ông cũng cho rằng Trung Quốc muốn đầu tư vào các dự án được chứng minh là khả thi, ví dụ như các phương tiện phóng hạng trung có thể tái sử dụng như Falcon 9 của SpaceX.

Trên thực tế, không có gì sai với bình luận của Gao vì ông chỉ nhắc lại quan điểm chính thức của Bắc Kinh rằng Long March 9 sẽ không được sử dụng cho đến năm 2033.

Nhưng khi một số phương tiện truyền thông trích dẫn bình luận của Gao, họ cho rằng Trung Quốc sẽ phải chờ đợi một thời gian dài trước khi có thể đạt được những đột phá của SpaceX.

Lianhe Zaobao, một tờ báo của Singapore, trong khi đó đăng một bài bình luận có tiêu đề "Tàu vũ trụ của Musk có vượt trội hơn tên lửa của Trung Quốc không?" Bài bình luận cho biết một số phương tiện truyền thông Trung Quốc lo ngại rằng Trung Quốc sẽ không thể bắt kịp Mỹ về công nghệ vũ trụ.

Mo Jiangli, một nhà bình luận ở Sơn Đông, cho biết thật không công bằng khi truyền thông nước ngoài chỉ ca ngợi Starship của Musk mà không ca ngợi tên lửa thử nghiệm tái sử dụng Zhuque-3 của LandSpace, đã hoàn thành thành công lần cất cánh thẳng đứng 10 km vào ngày 11/9.

Riêng Jiangsu Deep Blue Aerospace Technology, công ty tư nhân khác giống như LandSpace, đang phát triển một phương tiện phóng tái sử dụng có tên là Nebula-1. Vào ngày 22/9, phương tiện này hạ cánh cứng trong lần thử nghiệm đầu tiên.

Nguồn:

Tin mới