Màn trình diễn của phi đội Su-30MK2 (8 chiếc) và trực thăng dòng Mi (6 chiếc) tại khu vực khán đài lễ khạc mạc tại sân golf Long Biên đã kết thúc buổi Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022.
Bay ngay sau biên đội trực thăng Mi là tốp đầu tiên của biên đội tiêm kích Su-30MK2 (4 chiếc) thuộc Trung đoàn không quân 927 và Trung đoàn không quân 923, cả bốn máy bay đồng loạt hạ độ cao khi bay qua khán đài, cùng lúc nhả đạn mồi bẫy tên lửa trên bầu trời.
Đây là màn biểu diễn được mong chờ nhất và được đánh giá là ấn tượng nhất trong triển lãm quốc phòng lần này.
Hình ảnh khi phi đội Su-30MK2 đầu tiên hạ độ cao trình diễn thả mồi nhiệt.
Bay qua khán đài biên đội 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên có màn trình diễn bay trên không khi tách thành hai tốp (mỗi tốp 2 chiếc). Tốp bay bên trái lượn 3 vòng liên tục trên bầu trời Hà Nội, và bay thả mồi bẫy nhiệt ở vòng bay thứ ba, kết thúc màn trình diễn trên không.
Hơn 1 phút sau khi tốp 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên rời đi, biên đội 4 chiếc Su-30MK2 tiếp theo bay ngang qua trước lễ đài.
Để hoàn thành nhiệm vụ bay trình diễn mở màn cho hoạt động Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022, trước đó nhiều tháng các phi công của Trung đoàn không quân 916, 927 và 923 đã phải tiến hành công tác chuẩn bị, từ trang bị vũ khí khí tài, hậu cần, dẫn đường, cho đến huấn luyện phi công.
Biên đội bay đầu tiên tiến vào khán đài là các trực thăng dòng Mi thuộc Trung đoàn không quân 916 cùng cờ Tổ quốc và cờ hiệu Triển lãm Quân sự quốc tế Việt Nam 2022.
Bay khai mạc triển lãm, là đội bay gồm 6 trực thăng họ Mi, mỗi trực thăng mang theo cờ Tổ quốc và cờ triển lãm. Mỗi lá cờ diện tích 20m2, với kích thước 5,4m x 3,6m.
Biên đội này gồm các trực thăng gồm Mi 171, 172 và Mi 17 treo dưới bụng 1 quả nặng có trọng lượng lên tới 125kg. Quả nặng này nối với 1 sợi dây cáp dài 8 m treo lá cờ phía dưới bụng máy bay, giúp cho lá cờ có thể tung bay cân đối khi trực thăng tiến về phía trước.
Nhiệt độ ngoài trời lúc này chỉ 16 độ C.
Người dân xung quanh khu vực sân bay Gia Lâm háo hức chờ đợi những màn trình diễn của Không quân Việt Nam.
Họ tràn cả ra đường để có được chỗ xem thuận lợi nhất.
Nhiều người khá co ro trong thời tiết lạnh sáng nay.
Nhiều người dân tập trung tại triền đê Bát Khối (đoạn gần sân bay Long Biên) để chờ đón sự xuất hiện của những chiếc máy bay chiến đấu.
Ông Đặng Quốc Tuấn, 58 tuổi (Long Biên, Hà Nội) cho biết ông đã đến đây từ khoảng 6h sáng và rất háo hức ngóng chờ thời khắc sự kiện diễn ra. Ông Tuấn (bên phải) háo hức ngóng chờ tận mắt chứng kiến những chiếc máy bay chiến đấu trên bầu trời Hà Nội.
Ông Long tỏ ra rất vui khi biết rằng những chiếc máy bay sắp sửa xuất hiện.
Ông Nguyễn Chí Bình cùng vợ đang chờ đợi những chiếc máy bay trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng 2022 xuất hiện.
Huy mang theo ống nhòm để tiện cho việc ngắm nhìn những chiếc máy bay chiến đấu.
Những người khác cho biết, hôm nay họ đến đây với mục đích chính là để ngắm nhìn tận mắt những chiếc máy bay chiến đấu. Có người từng là quân ngũ, muốn tìm lại chút dư âm thời chiến; có người từng là bộ đội thời bình từng phục vụ quân đội, cũng có những người trẻ chưa từng tận mắt thấy máy bay chiến đấu bao giờ.
Tất cả họ đều khẳng định rằng, nếu hôm nay chưa được nhìn thấy những chiếc máy bay thì nhất quyết không về.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan khu trưng bày của Ấn Độ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi, trò chuyện với các đại diện nước bạn tham dự Triển lãm Quốc phòng 2022.
Sáng nay (8/12), Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 chính thức diễn ra tại khu vực sân bay Gia Lâm, Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc; đồng thời thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ quốc tế cao cả. Vì vậy, QĐND Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hội nhập quốc tế và hợp tác quốc phòng với tất cả các nước, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, không chỉ là hợp tác trong mua sắm, chuyển giao công nghệ, hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị quân sự mà còn là hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu học hỏi, tăng cường đoàn kết với Bộ Quốc phòng, quân đội các nước trong khu vực và thế giới vì mục đích hòa bình.
Tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Đại tướng Phan Văn Giang, Đại tướng Lương Cường, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cùng các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khai mạc Triển lãm. (Ảnh: Quân đội Nhân dân)
Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, mặc dù tổ chức lần đầu tiên, nhưng Triển lãm đã thu hút được hơn 170 công ty, doanh nghiệp quốc phòng từ 30 quốc gia trên thế giới và các bộ, ngành Việt Nam cùng hơn 250 đoàn khách quốc tế và trong nước tham dự, trưng bày sản phẩm công nghiệp quốc phòng. Điều đó thể hiện sự quan tâm và tình cảm đặc biệt của các nước, các tổ chức dành cho Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam. “Chúng tôi hy vọng Triển lãm sẽ mang lại cơ hội tốt để các nhà nghiên cứu, sản xuất quốc phòng và các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang gặp gỡ, trao đổi và hợp tác thành công. Chúng tôi tin tưởng Triển lãm sẽ góp phần xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác quốc phòng và hợp tác công nghiệp quốc phòng, đem lại lợi ích cho tất cả các bên”, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh.
Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu khai mạc triển lãm. (Ảnh: Quân đội Nhân dân)
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh với mục đích đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường đối ngoại quốc phòng, tăng cường lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, thúc đẩy hợp tác về công nghiệp quốc phòng, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 là một cơ hội rất tốt để các nhà hoạch định chính sách về quốc phòng, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, an ninh gặp gỡ, trao đổi, phát triển hợp tác hướng tới một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm. (Ảnh: Quân đội Nhân dân)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ và vì nhân dân. QĐND Việt Nam hiện đang tích cực tham gia các hình thức hợp tác quốc phòng phù hợp cả song phương và đa phương với các quốc gia trên thế giới. Hợp tác công nghiệp quốc phòng và đặc biệt là Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 sẽ mở ra các cơ hội hợp tác, cùng tìm hiểu nghiên cứu xu hướng phát triển của trang bị kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng an ninh trên thế giới; đa dạng hóa các kênh mua sắm, tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài và sản xuất, trang bị khí tài, hậu cần đáp ứng cho lực lượng vũ trang các nước để phục vụ nhu cầu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân trước những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
“Đây là dịp để tất cả chúng ta thắt chặt hơn mối quan hệ và cũng là cơ hội để Việt Nam được chào đón bạn bè quốc tế, chia sẻ văn hóa, nghệ thuật, giới thiệu về đất nước, con người của Việt Nam - một dân tộc yêu chuộng hòa bình, thân thiện, cần cù, mến khách”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ.
Một tổ đội chiến đấu đầy đủ của SPYDER gồm: Các xe phóng di động mang tên lửa phòng không tầm gần SPYDER-SR và tên lửa tầm trung SPYDER-MR; radar cảnh giới 3D ELM-2084; xe chỉ huy và điều khiển (CCU) và xe dịch vụ dã chiến (FSV).
SPYDER là tổ hợp tên lửa đất đối không do hãng Rafale (Israel) phát triển, nó có khả năng tác chiến cơ động, phản ứng nhanh, có thể hoạt động ngày/đêm trong mọi điều kiện thời tiết.
Trong chiến đấu, tên lửa phòng không SPYDER có thể nhanh chóng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở tầm gần và tầm trung như: Máy bay, trực thăng, mục tiêu bay tầm thấp, tên lửa hành trình, thiết bị bay tấn công không người lái và các loại vũ khí điều khiển chính xác từ xa.
Hệ thống Spyder sử dụng 2 loại tên lửa đất đối không là Python-5, tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại, và Derby, tên lửa dẫn đường bằng radar.
Các xe phóng SPYDER-SR có thể đánh chặn các mục tiêu trên không từ khoảng cách 20 km ở độ cao 9.000 m. Trong khi đó SPYDER-MR có tầm bắn tối đa lên đến 50km ở độ cao 16.000m. Mỗi xe phóng SPYDER-SR mang theo 4 tên lửa đất đối không tầm ngắn, còn SPYDER-MR có thể mang theo 8 đạn tên lửa đất đối không.
Bảng giới thiệu về hệ thống tên lửa Spyder tại triển lãm.
Cận cảnh hệ thống phóng.
Cận cảnh hệ thống phóng.
Hệ thống tên lửa chống tăng tiên tiến Spike được công ty Rafael Advanced Systems của Israel nghiên cứu và phát triển từ cuối thập niên 1980, nhằm mục đích thay thế dàn vũ khí chống tăng đã quá lỗi thời của nước này.
Cấu tạo hệ thống chống tăng Spike gồm ba bộ phận chính: phần đầu gắn thiết bị cảm biến lái dẫn; phần thân, mang hai đầu nổ để kích hoạt giáp phản ứng nổ (ERA) và xuyên phá; và động cơ tên lửa.
Đây là loại vũ khí đa năng, đa nhiệm, có thể được phóng từ đất liền, trên biển, từ xe cơ giới, và cả từ trực thăng.
Spike có nhiều biến thể với tầm bắn khác nhau, bao gồm tầm trung (MR), dài (LR), tăng tầm (ER).
Tuy nhiên các phiên bản này đều sử dụng phương thức lái dẫn quang - truyền hình, cho phép tối ưu hiệu quả và tầm bắn
Nhiều mẫu súng bộ binh thế hệ mới được Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) Việt Nam giới thiệu.
Gian trưng bày tên lửa Spike cũng thu hút nhiều người đến xem từ sớm.
Tên lửa đa nhiệm Spike cũng được giới thiệu tại triển lãm lần này.
Người dân đứng 2 bên bờ sông Hồng chờ xem trình diễn Không quân
Khoảng 7h, người dân đã tụ tập rất đông ở hai bên đường gần sân bay Gia Lâm để chờ đón buổi lễ trình diễn của Không quân Việt Nam chào mừng Triển lãm.
Toàn cảnh khu triển lãm nhìn từ xa.
Toàn cảnh khu vực trưng bày xe tăng.
T-90S và T-90SK là bộ đôi xe tăng chủ lực của Quân đội Việt Nam.
Hiện tại Binh chủng Tăng – Thiết giáp Việt Nam được trang bị hai biến thế T-90 gồm T-90S và phiên bản xe chỉ huy T-90SK do tập đoàn Uralvagonzavod của Nga chế tạo.
Các xe tăng T-90S/SK được các đối tác chuyển giao cho Việt Nam từ năm 2019.
Xe tăng T-90 có thể được xem là tuyệt tác vũ khí của Nga trong thế kỷ 21 đã được chứng minh trong thực chiến và khả năng của nó tương đương hoặc vượt xa nhiều dòng xe tăng cùng phân khúc khác trên thế giới.
Nhờ được trang bị 4 lớp bảo vệ - cả chủ động và bị động, biến T-90S thành chiếc xe tăng chiến đấu được bảo vệ tốt nhất trên thế giới hiện nay.
T-90S có cả hệ thống phòng thủ thụ động và chủ động.
Hệ thống phòng vệ thụ động Shtora-1, nằm hai bên pháo chính, có chức năng gây nhiễu, chế áp hệ thống dẫn đường laser và hồng ngoại của tên lửa chống tăng.
Hệ thống vũ khí cực mạnh và điều khiển thông minh với máy tính đạn đạo, các cảm biến, khí tài quan sát, kính ngắm, màn hình ảnh nhiệt, hệ thống tự động bám mục tiêu... cho phép T-90S bắn nhanh và có độ chính xác cao, kể cả trong khi đang chạy với tốc độ cao vì thế nó còn được mệnh danh là "Xe tăng bay".
Thứ ba, xe tăng T-90S có khả năng cơ động cao nhờ động cơ công suất 1.000 mã lực kèm hệ thống treo tiên tiến, hệ thống trục xoắn cường độ cao, các giảm chấn thủy lực dung tích lớn, dải xích bản mặt rộng, khi cần thiết có thể lắp guốc cao su... đảm bảo xe chạy êm khi vượt qua đường mấp mô, đồng thời có khả năng vượt qua các chướng ngại vật dễ dàng.
Hệ thống tên lửa Scud của Việt Nam.
Hệ thống này lần đầu tiên được công bố vào năm 2020.
Toàn cảnh khu trưng bày của Viettel
Một chiếc UAV tại gian trưng bày của Viettel.
Hệ thống radar giám sát phòng không tầm thấp.
Một hệ thống radar.
Súng trường cùng hệ thống kính ngắm.
Camera tầm nhiệt của Viettel, sử dụng trên không.
Một hệ thống dò tìm hồng ngoại.
Hệ thống điều khiển UAV cơ động.
Hệ thống thông tin liên lạc trên xe bọc thép.
Hệ thống radio VHF.
Hệ thống thông tin liên lạc khác của Viettel.
Sản phẩm thông tin liên lạc HF radio.
Rosoboronexport là công ty của Nga chuyên xuất khẩu các loại vũ khí do nước này sản xuất. Rosoboronexport hiện là một trong những công ty xuất khẩu vũ khí lớn của thế giới.
Mô hình tiêm kích Sukhoi Su-35.
Mô hình các loại vũ khí Nga tiêu biểu tại gian trưng bày của Rosoboronexport
Mô hình các loại tên lửa tại gian hàng của Rosoboronexport.
Bệ phóng tên lửa hạng nhẹ KAMAZ cho Tổ hợp pháo phản lực SMERCH
Cắt lớp một số loại tên lửa tại gian hàng của Rosoboronexport
Toàn cảnh gian trưng bày của Rosoboronexport.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 10/12, thu hút hơn 170 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trên thế giới. Triển lãm sẽ trưng bày và trình diễn các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí, trang bị sử dụng cho lực lượng hải quân, lục quân, phòng không-không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật.
Phi đội Su-30MK2 của Không quân Việt Nam tổng duyệt trước Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng 2022. (Ảnh: TTXVN)
Trong khuôn viên triển lãm, Ban tổ chức cũng bố trí khu vực không gian văn hóa, không gian ẩm thực, khu vực trưng bày “Kinh tế - quốc phòng trong kỷ nguyên công nghệ số” để trưng bày các mốc son tiêu biểu của QĐND Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử gắn với phát triển kinh tế-xã hội, kết nối với triển lãm không gian mạng.
Sau lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022 là màn trình diễn của phi đội Su-30MK2 (8 chiếc) và trực thăng dòng Mi (6 chiếc) tại khu vực khán đài lễ khạc mạc tại sân golf Long Biên.
Biên đội bay đầu tiên tiến vào khán đài là các trực thăng dòng Mi thuộc Trung đoàn không quân 916 cùng cờ Tổ quốc và cờ hiệu Triển lãm Quân sự quốc tế Việt Nam 2022.