Kiên Giang
Bạc Liêu
Cà Mau
Tỉnh Cà Mau là cực nam của Việt Nam, thuộc đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Lãnh thổ gồm hai phần: phần đất liền và vùng biển chủ quyền.
Cà Mau là tỉnh duy nhất cả nước có ba mặt giáp biển. Phía bắc và đông bắc giáp hai tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu. Phía đông và đông nam giáp biển Đông. Phía tây giáp vịnh Thái Lan. Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt.
Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều.
Cà Mau nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.
Trà Vinh
254 km
Bờ biển Cà Mau dài 254 km, chiếm 7,7% chiều dài bờ biển cả nước. Diện tích vùng biển rộng trên 71.000 km2, là một trong 4 ngư trường trọng điểm của Việt Nam với những loài thủy sản có giá trị và sản lượng lớn như tôm, mực, ghẹ, cá thu, cá chim, cá mú…
255 km
256 km
257 km
77%
Cà Mau có tổng diện tích rừng ngập mặn khoảng 103.723 ha, chiếm 77% rừng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là rừng ngập nước. Trong đó, rừng tự nhiên 9.179 ha, rừng trồng 94.544 ha. Rừng ngập mặn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất mũi này.
Phần lớn đất đai ở Cà Mau là vùng đất trẻ do phù sa bồi lắng, tích tụ qua nhiều năm tạo thành, rất màu mỡ và thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, trồng rừng ngập mặn, ngập lợ…
67%
57%
47%
Dân tộc Khmer
Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, người Kinh chiếm đại đa số, với khoảng 1.180.000 người, chiếm trên 96% dân số và sinh sống hầu hết ở các nơi trong tỉnh. Tiếp theo là người Khmer khoảng 33.439 người, chiếm 2,73% dân số.
Người Khmer sống tập trung tại các ngôi chùa ở cả thành thị và nông thôn, tạo thành các xóm, sinh sống bằng nghề trồng lúa, rau màu, chăn nuôi, khai thác thủy sản, mua bán nhỏ.
Ngoài ra, ở đây, người Hoa có 9.418 người, chiếm 0,76% dân số, chủ yếu sống ở khu vực thành thị, sinh sống bằng nghề mua bán. Còn lại là các dân tộc khác như: Mường, Thái, Tày, Nùng, Giao, Gia rai, Ê đê, Chăm, Chu ru, Si la, người nước ngoài.
Dân tộc Chăm
Dân tộc Mường
Dân tộc Thái
Gỏi cá trích
Bún nước lèo
Dừa sáp
Cua
Nhắc đến vùng đất tận cùng của Tổ quốc thì cua chính là món đặc sản Cà Mau hàng đầu phải kể đến. Không chỉ nổi tiếng trong nước, cua Cà Mau còn được xuất khẩu đi các nước lân cận. Khi đặt chân đến Đất Mũi mà không thưởng thức món cua thì quả là một thiếu sót lớn.
Cua Cà Mau được đánh giá là loại cua ngon nhất cả nước, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao do chúng được nuôi hầu hết ở môi trường sinh thái tự nhiên trong các vuông tôm kết hợp trồng rừng và vùng bãi bồi ven biển. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển có độ mặn cao quanh năm, hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ, giàu khoáng chất, sinh vật biển tạo nguồn thức ăn dồi dào cho cua nên thịt cua ngon hơn các vùng khác.