Hồ Dầu Tiếng
Hồ Dầu Tiếng - hồ nước nhân tạo, là hồ thủy lợi lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á với 270km2 mặt nước, dung tích trữ 1,58 tỷ m3 nước và hơn 45km2 vùng bán ngập, diện tích gấp 50 lần Hồ Tây và 2.000 lần Hồ Gươm.
Hồ đang cấp nước tưới trực tiếp cho 1.170 km2 đất nông nghiệp ở Tây Ninh, TP.HCM, Long An; tưới tạo nguồn cho gần 940 km2 đất ven sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông.
Hồ Tả Trạch
Hồ Ngàn Trươi
Hồ Cửa Đạt
1
2
3
Hồ Dầu Tiếng trải rộng trên 4 huyện và 3 tỉnh, gồm: Dầu Tiếng (Bình Dương), Dương Minh Châu, Tân Châu (Tây Ninh), Hớn Quản (Bình Phước). Mặc dù mang tên Dầu Tiếng, một địa danh của tỉnh Bình Dương, nhưng phần lớn diện tích hồ nằm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh - lên tới 70% diện tích.
Điều đáng nói là 25% diện tích ở Bình Dương tuy nhỏ, hẹp, nhưng lại vô cùng quan trọng nó là một mạng lưới những con suối tích nước vào hồ.
4
1979
1980
1981
Ngày 29/4/1981, tại ấp Thuận Bình, xã Truông Mít (huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh), cố Phó Thủ tướng Huỳnh Tấn Phát đã bổ nhát cuốc đầu tiên, khởi công xây dựng hồ Dầu Tiếng.
Sau buổi lễ tràn ngập khí thế háo hức, với ý chí quyết tâm, hàng trăm ngàn người đã được huy động để thực hiện các hạng mục để cho ra đời hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á sau này.
1982
1983
1984
1985
Ngày 10/1/1985, hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng với hai tuyến kênh chính Đông và Tây chính thức đưa vào khai thác, mở nước phục vụ tưới tiêu cho hàng chục ngàn ha đất ruộng đồng ở khu vực.
Trong giai đoạn 1996 – 1999, kênh Tân Hưng mới được xây dựng nhằm dẫn nước tới các xã phía Nam của hai huyện Tân Châu và Tân Biên.
1986
Sông Mê Kông
Sông Sài Gòn
Là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Hồ Dầu Tiếng nằm trên sông Sài Gòn.
Nằm chủ yếu trên địa phận huyện Dương Minh Châu và một phần nhỏ trên địa phận huyện Tân Châu, thuộc tỉnh Tây Ninh.
Sông Ba
Sông Cả
Điều tiết nước cho sông Sài Gòn
Phục vụ du lịch
Cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
Sản xuất điện
Mục đích của hồ Dầu Tiếng không phải sản xuất điện. Hồ có nhiệm vụ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An, TP Hồ Chí Minh; cắt giảm lũ, đẩy mặn cho vùng hạ du sông Sài Gòn.
Ngoài ra, năm 2008, UBND tỉnh Tây Ninh bắt đầu kêu gọi đầu tư lĩnh vực du lịch xoay quanh hệ sinh thái hồ Dầu Tiếng, có thể kể đến các đảo nổi trong hồ như đảo Nhím, cù lao Sỉn, cù lao Tân Thiết… Đến năm 2022, có thêm các đề án du lịch nghỉ dưỡng, giải trí tại rừng phòng hộ Núi Cậu – Dầu Tiếng.