Tháng 3/2018, Sudan chết ở tuổi 45 (tương đương tuổi 90 ở con người).
Bức ảnh "Lời tạm biệt cuối cùng" của nhiếp ảnh gia người Mỹ Ami Vitale - Sudan ở khoảnh khắc trước khi chết tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Ol Pejeta, miền bắc Kenya - gây chú ý và ảnh hưởng rộng rãi.
Joseph Wachira, nhân viên khu Bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya, nói lời tạm biệt với Sudan. Phân loài này chỉ còn 2 con cái. (Ảnh: Ami Vitale/National Geographic Creative)
Cái chết của tê giác trắng đực cuối cùng Sudan là lời cảnh báo về tình trạng bên bờ vực tuyệt chủng của một số loài động vật hoang dã, đặc biệt các loài là nạn nhân của nạn săn trộm, môi trường sống của chúng bị con người can thiệp nghiêm trọng.
Theo Tổ chức Save the Rhino, cuối năm 1960, khoảng 2.360 con tê giác trắng phương Bắc sinh sống ở các nước Tchad, Cộng hòa Trung Phi, Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo và Uganda. Nhưng đến năm 1984, chúng bị săn trộm tràn lan và chỉ còn khoảng 15 con.
Hiện thế giới chỉ còn lại đúng 2 tê giác trắng, nhưng đều là giống cái. Trong nỗ lực bảo tồn loài động vật này, các nhà khoa học tìm cách lấy được trứng của chúng để thụ tinh trong ống nghiệm.
Nhân viên khu bảo tồn cho Sudan ăn. (Ảnh: EPA-EFE)
Tê giác trắng - cũng giống như các họ hàng của nó - là những sinh vật khổng lồ, nặng tới hơn 2 tấn. (Ảnh: Ami Vitale)
Sudan là một phần trong nỗ lực nhằm cứu phân loài tê giác trắng khỏi bị tuyệt chủng. (Ảnh: DAI KUROKAWA/EPA-EFE)
Một nhân viên kiểm lâm chăm sóc Sudan năm 2017. (Ảnh: AP)
Sudan chết vì các vấn đề sức khỏe. Nó bị thoái hóa cơ và xương, cộng thêm nhiều vết thương trên da. (Ảnh: Yaron Schmid/ Magnus News)
Video: Hình ảnh tê giác trắng đực cuối cùng trên thế giới